Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Tín đồ không làm đám giỗ và không ăn đồ cúng…

Khi học giáo lý báp-têm, tôi được dạy tín đồ không làm đám giỗ và không ăn đồ cúng, nhưng tại sao tôi thấy có một số tín đồ Tin Lành làm lễ kỷ niệm ngày chết của ông bà? Lễ kỷ niệm như vậy có giống đám giỗ hay không?

Truyền thống văn hoá quan trọng nhất của người Việt chúng ta là đám giỗ, tức một lễ thờ cúng mời ông bà về hưởng những thức ăn do con cháu dâng cúng. Đây là một việc làm không đúng vì thật ra ông bà đã chết đâu có thể “trở về”, và thực chất người ta làm cũng vì thói quen “xưa bày nay làm ” mà thôi, chứ không thể hiện lòng hiếu kính gì cả, bằng chứng là rất nhiều đám giỗ tổ chức ăn nhậu say sưa, thậm chí có khi gây gổ, đánh nhau vì đụng chạm do rượu nữa.
Một số con cái Chúa không thờ cúng nhưng lại làm một lễ kỷ niệm ngày chết. Về hình thức thì không đốt nhang cúng bái gì cả, nội dung cũng rất tốt vì đây là dịp gia đình họp lại để nhắc công ơn ông bà cha mẹ, và cũng để có dịp họp mặt sau một năm bận rộn công việc làm ăn. Tuy nhiên xóm giềng bên ngoài không ai hiểu mình, nên có thể hiểu lầm là “đám giỗ Tin Lành ”. Lời Chúa dạy có những việc đúng nhưng chúng ta cũng không nên làm nếu việc đó gây vấp phạm cho người khác (I Cô-rinh-tô 8:13). Một số tín đồ bạn thấy đó nếu xét về lý thì họ không sai, tuy nhiên vì lợi ích của người khác (Phi-líp 2:4; I Cô-rinh-tô 10:24), thì họ đã gây vấp phạm cho một số người (trong đó có bạn). Vì vậy tốt hơn hết chúng ta không nên làm lễ kỷ niệm ngày chết của ông bà, nếu muốn có một ngày để sum họp gia đình thì nên chọn ngày sinh để kỷ niệm sinh nhật, hoặc chọn một ngày nào trong năm đó làm ngày truyền thống gia đình thì tốt hơn.

Là Hội Thánh Tin Lành đầu tiên tại Sài Gòn, trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, được thành lập năm 1920.
Sứ mệnh Hội Thánh:
“TẤT CẢ VÌ NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC CỨU”

© 2025. Bản quyền thuộc về Hội Thánh Tin Lành Sài Gòn