Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Giô-si-a – vị vua tin kính Chúa

Giô-si-a là vị vua đã cai trị trong Giu-đa 31 năm, ông lên làm vua lúc 8 tuổi và ở trong nhiều vị trí khác nhau, “Khi Giô-si-a lên làm vua, được tám tuổi, người cai trị ba mươi mốt năm tại Giê-ru-sa-lem. Mẹ người tên là Giê-đi-đa, con gái của A-đa-gia, cháu Bô-cát.” (2 Các vua 22:1). Khi học về đời sống của Giô-si-a, có hai câu hỏi để suy gẫm trong phần này. Trong Kinh Thánh, Giô-si-a là ai? và Cơ Đốc nhân chúng ta có thể học được điều gì từ đời sống của ông? Thật tuyệt vời khi học hỏi những nhân vật trong Kinh Thánh. Dầu sao đi nữa, việc học hỏi, nghiên cứu sẽ không trọn vẹn nếu chúng ta không thể tiếp nhận những bài học qua kinh nghiệm của họ và áp dụng vào đời sống của chúng ta. Từ đời sống của Giô-si-a, có những bài học cho biết ông là người như thế nào và truyền tải một thông điệp cho chúng ta phải sống như thế nào?

* Giô-si-a là ai?  Trước khi tra xem sâu hơn về Giô-si-a là ai, chúng ta hãy xem lướt qua lịch sử của các vua Y-sơ-ra-ên và Giu-đa. Sau khi Đa-vít băng hà, con trai của ông là Sa-lô-môn lên ngôi, và làm vua dân Y-sơ-ra-ên. Sau khi Sa-lô-môn băng hà, nước Y-sơ-ra-ên bị chia thành hai vương quốc. Vương quốc phía bắc được nói đến là vương quốc Y-sơ-ra-ên, bao gồm 10 chi phái. Vương quốc phía nam được nói đến là vương quốc Giu-đa, bao gồm chi phái Giu-đa và Bên-gia-min. Điểm chung nhất của các vua kế vị theo sau Đa-vít là các vua không vâng lời Đức Chúa Trời như Đa-vít đã từng làm, và hầu hết các vua làm điều gian ác trước mặt Đức Chúa Trời. Đây là sự thật về nhiều vua của Giu-đa và tất cả các vua của Y-sơ-ra-ên. Không một vị vua nào trong Y-sơ-ra-ên làm điều thiện trước mặt Đức Chúa Trời từ thời kỳ nước Y-sơ-ra-ên bị chia làm hai cho đến khi họ bị lưu đày. Tình trạng của các vua Giu-đa khá hơn, và Giô-si-a là một trong các vua Giu-đa đã đi theo Đức Chúa Trời với cả tấm lòng.

Câu chuyện của Giô-si-a được ký thuật trong hai phần Kinh Thánh, cơ bản trong 2 Các vua 22-23 và 2 Sử ký 34-35. Khi đọc cả hai phần Kinh Thánh này và những chi tiết tương tự khác cho chúng ta viễn cảnh hoàn hảo của đời sống Giô-si-a. Có ít nhất 3 bài học chúng ta có thể học:

1/ Giô-si-a bắt đầu làm điều thiện và kết thúc đúng đắn:
 điều đầu tiên Kinh Thánh ghi lại cho chúng ta biết về Giô-si-a và tính cách của ông: “Người làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, đi theo trọn con đường của Đa-vít, tổ phụ mình, không tẻ tách hoặc về bên hữu, hoặc về bên tả”( 2 Các vua 22:2). Khi mô tả khá chi tiết về đời sống mạnh mẽ của Giô-si-a, một số cụm từ chỉ về Giô-si-a, cơ bản cho thấy Giô-si-a là người như thế nào? Khi suy gẫm những điều này, hãy tự hỏi lại về đời sống của chính mình:
– Giô-si-a đã làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va.
– Giô-si-a đã đi trọn con đường của Đa-vít, tổ phụ mình.
– Giô-si-a không tẻ tách hoặc về bên hữu, hoặc về bên tả.
Tất cả những điều này đủ cho chúng ta biết về Giô-si-a để suy gẫm, học hỏi. Điều ấn tượng nhất về người trai trẻ này là sự tận hiến đi theo Đức Giê-hô-va với tất cả tấm lòng. Lòng khao khát này đã có trong ông khi Giô-si-a được tám tuổi và dầu cho ông sống ở tuổi thanh niên 31, nhưng ông không bao giờ sống cong quẹo, không chỉ có khởi đầu tốt, Giô-si-a đã kết thúc thật tốt đẹp.

Suy gẫm: Suy nghĩ về chính đời sống của mỗi Cơ Đốc nhân chúng ta, tự hỏi về mình: Có phải chúng ta bước theo dấu tương tự để có kết thúc tốt đẹp không? Vì có nhiều người ngày nay vẫn có lòng nhiệt thành sốt sắng từ khởi ban đầu của cuộc hành trình theo Chúa, nhưng thỉnh thoảng điều đó dần dần mất đi trên hành trình của mình. Điều này đã xảy ra với nhiều vị vua khác của Giu-đa là những người đã có khởi đầu theo Chúa nhưng không có kết thúc tốt đẹp. Giô-si-a không thuộc trong số những người đó. Hãy chắc chắn chúng ta là những Cơ Đốc nhân trung tín và bền chí cho đến cuối cùng như những gì Giô-si-a đã làm.

2/ Tấm lòng của Giô-si-a là nhạy bén đối với Lời của Đức Chúa Trời – 
một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất nói đến tấm lòng thật của Giô-si-a là phản ứng của ông khi quyển sách luật pháp được tìm thấy và ông đọc cho dân sự nghe các lời của sách giao ước. Điều này đã xảy ra và đây là đáp ứng của Giô-si-a: “Vua vừa nghe các lời của sách luật pháp, liền xé quần áo mình” (2 Các vua 22:11). Phản ứng rất đáng quý và xứng hợp của Giô-si-a khi đối diện với lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời. Điều đó đã khiến cho ông nhận thức sự sai lạc của ông và dân Giu-đa đối với Lời của Chúa như thế nào? Phản ứng này không phải đoán xét hay gắng sức để làm cho rõ ràng, nhưng đáp ứng của ông là để sửa lại, điều chỉnh lại, và làm điều này bởi sự ăn năn.

Suy gẫm:
 Chúng ta suy nghĩ về phản ứng của mình khi đối diện với bất cứ suy nghĩ, quan điểm, lòng tin hay những việc làm trái ngược với những giới mạng, điều răn của Chúa?  Có phải phản ứng của chúng ta tương tự như phản ứng của Giô-si-a không? Có phải chúng ta than khóc, kêu cầu hay ăn năn về tội lỗi của mình khi đối diện với Lời Chúa không? Suy gẫm về câu chuyện của Giô-si-a thách thức thái độ của mỗi chúng ta về việc gìn giữ Lời của Đức Chúa Trời trong tấm lòng mình. Cầu xin Chúa ban cho tất cả chúng ta có một tấm lòng khao khát Lời Chúa là tiêu chuẩn thánh cho đời sống mỗi người, và sắp xếp mọi khía cạnh của đời sống trong ánh sáng Lời Chúa.

3/ Sự ăn năn của Giô-si-a đã dẫn đến sự biến cải
 – đây là điều quan trọng khi chú ý sự ăn năn của Giô-si-a dẫn đến sự biến cải tính cách của ông. Lời Kinh Thánh cho chúng ta biết Giô-si-a đã làm điều thiện trước mặt Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi đối diện với Lời Chúa, ông nhận biết điều cần hơn hết là phải thay đổi, đã đưa ông đến sự ăn năn. Sự ăn năn của Giô-si-a đã dẫn ông đến việc thay đổi đường lối và sự thờ phượng của dân sự. Một số điều Giô-si-a đã làm bởi do sự ăn năn của ông:
– Lập giao ước trước mặt Đức Giê-hô-va, hứa đi theo Ngài, hết lòng, hết ý gìn giữ những điều răn, chứng cớ và luật lệ của Ngài, và làm hoàn thành lời giao ước và lãnh đạo dân sự làm theo những điều đó. (2 Các vua 22:3-7)
– Ra lệnh cất khỏi đền thờ của Đức Chúa Trời hết thảy những khí giới cúng thờ Ba-anh, Át-tạt-tê, và cả cơ binh trên trời. Và thiêu đốt thành tro các vật đó bên ngoài Giê-ru-sa-lem.
– Cũng đuổi những thầy cả của các tà thần và thiêu đốt hình tượng Át-tạt-tê khỏi đền thờ của Đức Chúa Trời.
– Phá những phòng của bợm vĩ gian ở trong đền thờ của Đức Giê-hô-va, là nơi người nữ dệt những trại cho Át-tạt-tê.

Suy gẫm:
chúng ta có thể đọc những việc làm còn lại của Giô-si-a trong 2 Các vua 22-23 hoặc 2 Sử ký 34-35, nhưng điểm mấu chốt là sự ăn năn của ông không thờ phượng bằng môi miếng. Đây là đời sống phục vụ. Sự ăn năn này đã dẫn ông đến sự thay đổi đáng chú ý trong đời sống. Câu hỏi được nêu ra cho chúng ta ở đây: Chúng ta thường thờ phượng Chúa bằng môi miếng thay vì đời sống phục vụ như thế nào?  Nếu là một người, một dân sự ăn năn, điều này đòi hỏi chúng ta phải cất bỏ, phá vỡ mọi thần tượng đang tồn tại trong đền thờ của Chúa trong lòng mình. Cầu xin Chúa giúp đỡ để chúng ta biết hạ mình ăn năn và thiêu đốt mọi thần tượng trong đời sống.

4/ Giô-si-a đã làm điều thiện trước mặt Đức Chúa Trời
– khi suy gẫm, học hỏi về Giô-si-a, có nhiều điều để suy gẫm. Dầu sao đi nữa, Giô-si-a là bằng chứng để chúng ta có thể giữ lòng trung tín với Chúa cả đời sống mình dù cho bất cứ điều gì xảy ra xung quanh đời sống chúng ta. Thật không khó khi nghĩ về sự trung tín của Giô-si-a bởi vì ông đã chứng kiến cha của ông, A-môn. Đáng tiếc, cha của ông không trung tín với Chúa, và cũng như ông nội của ông. Tuy nhiên, những điều này không làm Giô-si-a thoái chí.

Suy gẫm:
chúng ta hy vọng rằng những hoàn cảnh và tình trạng của đời sống chúng ta không phải là những lựa chọn của chúng ta làm. Dù điều gì đã xảy ra trong đời sống, chúng ta có thể chọn cách tương tự như Giô-si-a. Điều này cũng không quan trọng ai đi trước hay đi sau chúng ta, chúng ta quyết định đi theo đường lối Chúa với cả tấm lòng và cam kết với Chúa chỉ thờ phượng một mình Ngài. Ngoài những phần Kinh Thánh này, Kinh Thánh không cho chúng ta biết nhiều hơn về Giô-si-a và những gì ông đã thực hiện trong suốt 31 năm làm vua. Điều đáng chú ý nhất là Giô-si-a đã làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va cả đời sống mình. Cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta học đòi theo tấm gương Giô-si-a.

(Nhóm biên tập chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)

Là Hội Thánh Tin Lành đầu tiên tại Sài Gòn, trực thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, được thành lập năm 1920.
Sứ mệnh Hội Thánh:
“TẤT CẢ VÌ NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC CỨU”

© 2024. Bản quyền thuộc về Hội Thánh Tin Lành Sài Gòn