Tội không thể dung thứ
Kinh Thánh: Lu-ca 12:10 "Ai nói nghịch cùng Con người, thì sẽ được tha; song kẻ nói lộng ngôn phạm đến Đức Thánh Linh, thì không được tha đâu." (BTT)…
Đừng xấu hổ
Kinh Thánh: Lu-ca 12:8-9 "Ta nói cùng các ngươi, ai sẽ xưng ta trước mặt thiên hạ, thì Con người cũng sẽ xưng họ trước mặt thiên sứ của Đức…
Đừng sợ chi
Kinh Thánh: Lu-ca 12:4-7 "Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu ta: Đừng sợ kẻ giết xác rồi sau không làm gì được nữa. Song ta chỉ cho các…

Nếu Chúa yêu thương, thì tại sao vẫn có đau đớn và buồn khổ trên thế gian?

Câu hỏi: Nếu Đức Chúa Trời là tình yêu thương, thì tại sao vẫn có đau đớn và buồn khổ trên thế gian?

Trả lời: “Nếu Đức Chúa Trời là tình yêu thương, thì tại sao vẫn có đau đớn và buồn khổ trên thế gian?” là vấn đề hóc búa mà nhiều người chưa tin Chúa vật lộn trong nhiều thế kỷ qua, nhưng đôi lúc cũng là thắc mắc của không ít tín hữu trong hành trình thuộc linh. Trả lời cho câu hỏi nầy phụ thuộc vào đức tin của Cơ Đốc nhân nơi Đức Chúa Trời và Lời Ngài. Cách đơn giản nhất để xem xét vấn đề hay câu hỏi nầy là nhận biết bản tánh của Đức Chúa Trời và lòng mong muốn của Ngài đối với nhân loại. Từ trong lăng kính của Thánh Kinh, một số điều giúp chúng ta hiểu được vấn đề nêu trên.

1. Kinh Thánh có chép “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” ( 1 Giăng 4: 8 ). Mọi việc Đức Chúa Trời đã làm, đang làm và sẽ làm đều được thực hiện bởi tình yêu vĩ đại của Ngài. Tách ra khỏi Đức Chúa Trời, loài người không biết và không thể yêu thương, bởi vì Đức Chúa Trời là nguồn của tình yêu, sự vui mừng, sự bình an và sự hiểu biết. Ban đầu, Đức Chúa Trời tạo dựng thế giới, và Ngài thấy mọi việc rất tốt lành (Sáng Thế Ký 1: 31). Đáng buồn thay, tổ phụ loài người chúng ta, A-đam và Ê-va đã chọn xây bỏ Đức Chúa Trời và tội lỗi khiến cho muôn vật than thở và quặn thắt. Sự sầu khổ và đau đớn xuất hiện, sự chết bước vào, và dĩ nhiên mọi điều nầy là hậu quả do con người phản nghịch cùng Đức Chúa Trời. Thế nhưng, Đức Chúa Trời vẫn yêu thương con người và thế giới Ngài dựng nên. Chúa có chương trình cứu chuộc nhân loại và thế giới khỏi tội lỗi và gian ác. Kế hoạch đó là Ngài đã sai Con Độc Sanh của Ngài đến thế gian, chịu chết trên thập tự giá để đền tội thay cho chúng ta. “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” ( Rô-ma 5: 8 ). Qua Đức Chúa Giê-xu, chúng ta được tha thứ tội lỗi và được phục hòa cùng Đức Chúa Trời. Chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào vì Ngài bày tỏ chính Ngài cho chúng ta trong Chúa Giê-xu. Chúng ta biết Đức Chúa Trời không vui trong sự đau đớn, buồn khổ, nhưng chia sẻ trong sự đau đớn, buồn khổ của chúng ta trong sự chết của Con Ngài. Ngài làm như vậy vì Ngài yêu thương chúng ta và muốn ban cho chúng ta niềm hy vọng của sự cứu chuộc và sự sống lại. Một ngày kia, khi Chúa Giê-xu Christ quang lâm, sẽ không còn đau đớn, buồn khổ trong tạo vật mới nữa, mà trong trời mới đất mới, chỉ có sự bình an, sự vui mừng và nhiều phước hạnh đời đời cho những ai tin Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của cuộc đời. Tuy nhiên, mãi cho đến ngày vinh hiển đó, chúng ta vẫn phải chịu đựng những hậu qủa thiên nhiên trong đời nầy vì hành động tội lỗi và những lựa chọn sai trật của mình. Dẫu vậy, Đức Chúa Trời sử dụng những đau đớn, buồn khổ để tôi luyện và uốn nắn chúng ta cho những mục đích của Ngài và ích lợi của chúng ta.

2. Ích lợi của sự đau đớn, buồn khổ: Khi đối diện với những thử thách đau buồn, tín hữu dễ bị cám dỗ nghi ngờ tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, Đức Chúa Trời khôn ngoan sử dụng những điều nầy để giúp Cơ Đốc nhân kết trái nhiều hơn (Giăng 15:2), và xây dựng cá tính Cơ Đốc (1 Phi-e-ơ 5: 10). Thật vậy, những thử thách đau đớn và hoạn nạn sinh ra kiên nhẫn, nghị lực và hy vọng (Rô-ma 5: 3-5). Trong những lần đau đớn, buồn khổ đó, Đức Chúa Trời dạy con cái Ngài nhẫn nhục và nhạy cảm với nhu cầu của người khác (Gia-cơ 1: 2-4; Ma-thi-ơ 25: 35-36). Chính những lúc đó, Cơ Đốc nhân tìm thấy Đức Chúa Trời thành tín khiến họ mạnh mẽ đưa ra những lựa chọn khôn ngoan và khao khát ý muốn của Đức Chúa Trời hơn bất cứ điều gì khác (1 Phi-e-rơ 4: 1-2). Như vậy, những đau đớn và buồn khổ dạy Cơ Đốc nhân tìm kiếm Chúa và tin cậy Ngài. Tác giả Thi Thiên nói rằng những hoạn nạn là điều tốt, vì chúng khiến ông trung tín hơn và dạy ông biết những luật lệ của Đức Chúa Trời (Thi Thiên 119: 67, 71). Thật ra, Đức Chúa Trời yêu thương con cái Ngài và điều nầy không có nghĩa rằng cuộc sống của con cái Chúa luôn thoải mái, dễ chịu và miễn trừ hoạn nạn, thử thách. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời yêu thương và Ngài khiến “mọi sự hiệp lại làm ích” cho chúng ta (Rô-ma 8: 28). Vì vậy, mọi sầu khổ, buồn đau Đức Chúa Trời cho phép xảy ra trong đời sống đều có ích cho chúng ta vì Ngài đang tể trị mọi sự trong thế giới nầy.

3. Mục đích của Đức Chúa Trời: Trong mọi sự, mục đích tối thượng của Đức Chúa Trời là con cái Chúa càng ngày càng trở nên giống như hình ảnh Con Ngài (Rô-ma 8: 29). Đây là mục tiêu của Cơ Đốc nhân. Mọi sầu khổ, thử thách đau đớn như là công cụ để giúp chúng ta đạt được mục tiêu đó, nghĩa là làm cho chúng ta nên thánh, phân rẽ mình ra khỏi thế gian, cùng đem mình vào trong ý chỉ và sự giống như Cứu Chúa Giê-xu Christ. Khi con cái Chúa trong cơn hoạn nạn hay trong thử thách, người ấy kinh nghiệm sự vinh hiển và biết rằng sẽ có vinh hiển lớn hơn trong tương lai (2 Cô-rinh-tô 4: 17-18). Vì vậy, những hoạn nạn, đau buồn xảy ra trong thế giới nầy không phải là ngẫu nhiên, nhưng nằm trong quyền tể trị của một Đức Chúa Trời toàn tri và toàn năng và có mục đích quy vinh hiển cho Ngài, Đấng đắc thắng tội lỗi, sự chết và thế gian. Nói tóm lại, Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Tình yêu của Ngài thật sâu, thật cao, thật dài, thật rộng. Chúa muốn chúng ta biết rằng không điều gì kể cả sự sầu khổ và đau đớn có thể phân rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Ngài (Rô-ma 8: 37-38). Muốn thật hết lòng!

Khuê Lan

Recent Posts

Tội không thể dung thứ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:10 "Ai nói nghịch cùng Con người, thì sẽ được tha; song…

2 ngày ago

Đừng xấu hổ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:8-9 "Ta nói cùng các ngươi, ai sẽ xưng ta trước mặt…

3 ngày ago

Đừng sợ chi

Kinh Thánh: Lu-ca 12:4-7 "Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu ta: Đừng sợ…

4 ngày ago

Ưu tiên cho sứ đồ tập sự

Kinh Thánh: Lu-ca 12:1-3 "Khi ấy, dân chúng nhóm lại kể hàng ngàn người, đến…

5 ngày ago

Phi-lát

Kinh Thánh: Giăng 18:28-40; Ma-thi-ơ 27:1, 2, 11-14; Mác 15:1-5; Lu-ca 23:1-5 Theo lịch sử thì…

5 ngày ago

Dại dột vứt bỏ chìa khóa

Kinh Thánh: Lu-ca 11:52-54 “Khốn cho các ngươi, là thầy dạy luật, vì các ngươi…

6 ngày ago