Tên Ti-mô-thê được xuất hiện lần đầu trong Công vụ 16:1 và được Kinh Thánh Tân Ước nhắc đến lần cuối trong Hê-bơ-rơ 13:23, cả thảy 26 lần.
Cảm tạ Chúa vì Ngài luôn tể trị trên dân thánh khi xưa và Hội Thánh ngày nay, Ngài chuẩn bị những người phục vụ Ngài qua từng giai đoạn lịch sử của tuyển dân Y-sơ-ra-ên như: Giô-suê thay cho Môi-se, Ê-li-sê tiếp tục hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên thay cho Ê-li, Sa-lô-môn thay cho Đa-vít, và rất nhiều tiên tri… Rồi đến Hội Thánh trong thời Tân Ước Chúa đã chọn lựa các sứ đồ được Ngài dạy dỗ, huấn luyện để họ trở thành những sứ giả rao truyền Phúc Âm cho thế giới. Trong ân điển lớn lao Chúa đã cứu chuộc, tin dùng Phao-lô, một sứ đồ hết lòng yêu Chúa, tận tâm trong chức vụ và sốt sắng rao giảng Tin Lành cho dân ngoại, mở mang Hội Thánh rất nhiều nơi.
Ngay trong chuyến truyền giáo lần thứ nhất, Phao-lô và Ba-na-ba tới thành Lít-trơ (một tỉnh trong vùng Ga-la-ti, là thuộc địa của La Mã lúc bấy giờ, ngày nay thuộc miền nam Thổ Nhĩ Kỳ) đã gặp và dẫn dắt Ti-mô-thê đến với Chúa. Sau khi tin Chúa, Ti-mô-thê rất tích cực phục vụ trong Hội Thánh.
Đến khi Phao-lô và Si-la đến thành Đẹt-bơ rồi cũng trở lại thành Lít-trơ trong chuyến truyền giáo lần thứ hai, thì Phao-lô gặp lại Ti-mô-thê (có lẽ Phao-lô đã tạm trú trong gia đình Ti-mô-thê), Phao-lô biết rõ đức tin của Ơ-nít là mẹ và Lô-ít là bà ngoại của Ti-mô-thê (Công vụ 16:1; II Ti-mô-thê 1:5).
1. Ti-mô-thê với gia đình: (Công vụ 16:1-5; I Ti-mô-thê 1:2; II Ti-mô-thê 1:2)
Ti-mô-thê được sinh ra từ hai dòng máu – cha là người Gờ-réc (Hy Lạp, dân ngoại) còn mẹ tên là Ơ-nít, một Cơ Đốc nhân người Giu-đa rất tin kính Chúa. Mặc dù từ một gia đình có cha mẹ không cùng dân tộc, cùng niềm tin, nhưng Ti-mô-thê được nuôi dạy trong đức tin, nhờ gương mẫu tin kính của mẹ và bà đã dọn đường cho hành trình đức tin của Ti-mô-thê, điều đó đã khắc ghi trong suốt cuộc đời Ti-mô-thê.
Sự trưởng thành trong đức tin và tinh thần phục vụ của Ti-mô-thê được sự xác chứng tốt từ nhiều người trong Hội Thánh quê hương Lít-trơ và thành Y-cô-ni.
Chính sứ đồ Phao-lô cũng rất thỏa lòng, tin cậy và giới thiệu Ti-mô-thê là một người “con thật của ta trong đức tin” hay “con rất yêu dấu của ta”. Tính cách, đời sống, đức tin của Ti-mô-thê rất cần cho chức vụ Phao-lô trong tương lai.
2. Ti-mô-thê với người lãnh đạo:
Ti-mô-thê là con thật của Phao-lô trong đức tin. Chính Phao-lô đã nuôi dưỡng đức tin cho Ti-mô-thê, ông đã yêu thương và chăm sóc Ti-mô-thê như một người cha đối với con ruột của mình.
Ti-mô-thê đã trưởng thành và sẵn sàng đứng vào vị trí của Phao-lô trong sự phục vụ Chúa.
Ti-mô-thê với tinh thần luôn thuận phục sự sai phái của Phao-lô – người lãnh đạo, người thầy và cũng kính yêu như một người cha. Phao-lô tin cậy sai phái Ti-mô-thê thay ông đến thăm và nhắc nhở các Hội Thánh:
Ti-mô-thê luôn được sự yêu thương, nâng đỡ, khuyên bảo của Phao-lô, mỗi khi ông nói về Ti-mô-thê thì bằng những chất giọng thật êm ái trìu mến như:
Phao-lô đã thành lập Hội Thánh tại Ê-phê-sô trước đó, và giờ đây Phao-lô giao cho Ti-mô-thê chức vụ là người lãnh đạo Hội Thánh Ê-phê-sô với thẩm quyền đầy đủ để ngăn chặn những người dạy dỗ giáo lý sai lạc khác với chân lý của Phúc Âm mà Phao-lô đã dạy dỗ Hội Thánh lúc bấy giờ. (I Ti-mô-thê 1:3)
3. Ti-mô-thê với chức vụ:
Ti-mô-thê là một Mục sư trẻ – với công tác nặng nề khi phải đương đầu với các tà giáo và những sự tiêm nhiễm đang tìm cách đe dọa đức tin, tấn công vào Hội Thánh. Vì vậy, để giúp Ti-mô-thê vững vàng, can đảm, khích lệ vị Mục sư trẻ nầy, Phao-lô thường nói:
Với tấm lòng yêu thương, chân thành, tôn kính của Ti-mô-thê đối với Phao-lô, Ti mô-thê đã thể hiện qua đời sống gương mẫu, tận tâm trong chức vụ, trung thành với Phúc Âm và Phao-lô đã thỏa lòng nói rằng: “Về phần con, con đã noi theo ta trong sự dạy dỗ, tánh hạnh, ý muốn, đức tin, yêu thương, bền đỗ của ta” (II Ti-mô-thê 3:10). Lời khuyên răn, khích lệ từ tấm lòng cưu mang của một người thầy dành cho một học trò, một đứa con yêu dấu thật quý báu biết bao, là hành trang không thể thiếu cho hành trình chức vụ của Ti-mô-thê.
Ti-mô-thê đã trở nên người đồng hành với Phao-lô, có thể Ti-mô-thê cũng bị cảnh tù đày và được thả ra (Hê-bơ-rơ 13:23). Cho đến những ngày cuối trong chức vụ của Phao-lô thì ông vẫn tha thiết mong chờ Ti-mô-thê, “Hãy cố gắng đến cùng ta cho kíp… vì chỉ còn Lu-ca ở với ta… Con hãy cố sức đến trước mùa đông…”, Ti-mô-thê là niềm an ủi cho Phao-lô trong thời khắc cuối cùng (II Ti-mô-thê 4:9, 11, 16, 21).
Bài học cho chúng ta:
(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…