Một trong những bài học khác đầy năng quyền từ câu chuyện Na-a-man là đáp ứng của ông đối với lời khuyên từ những tôi tớ. Câu chuyện cho chúng ta biết mặc dầu Na-a-man cho mình là người ở địa vị cao và biết lẽ phải, nhưng Na-a-man khiêm nhường đủ để lắng nghe những lời ông đã được hướng dẫn. Những tôi tớ của Na-a-man đã đến với ông và nói trong 2 Các vua 5:13: “Những tôi tớ đến gần người, mà thưa rằng: Cha ơi, nếu tiên tri có truyền cho cha một việc khó, cha há chẳng làm sao? Phương chi rày người bảo cha rằng: “Hãy tắm, thì được sạch.”” Khi chúng ta tiếp tục câu chuyện về Na-a-man được chữa lành, ông đã đến nhận biết Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, trong 2 Các vua 5:2-14 cho biết Đức Chúa Trời đã hành động trong những cách khác nhau qua căn bệnh và qua con người để đem Na-a-man đến với Chúa.
1/ Đứa gái nhỏ trong xứ ngoại quốc – 2 Các vua 5:2-3:
Khi một người có tấm lòng đã được chuẩn bị, Đức Chúa Trời luôn luôn có những sứ giả của Ngài. Sứ giả của Chúa bắt đầu với một đứa gái nhỏ trong xứ làm phu tù; thật vậy, với ân điển vô lượng, Ngài đã hành động qua những việc làm không công bình từ đội quân Sy-ri đem đứa gái nhỏ này vào trong nhà của Na-a-man để làm công cụ về tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời sử dụng sứ giả là những người sẵn sàng – những người nhận biết Chúa và yêu mến Ngài. Đây là một đứa gái nhỏ, khiêm nhường, vâng lời, tầm thường đối với con người, sống trong những điều kiện tuyệt vọng, nhưng có thái độ và tinh thần trong Rô-ma 8:28. Đứa gái nhỏ này đã sử dụng những nan đề của đời sống như những cơ hội để làm chứng cho Đức Chúa Trời. Mặc dầu là nhỏ bé, yếu ớt và tầm thường, đứa gái nhỏ này nhận biết Đức Chúa Trời quyền năng cao cả của cả vũ trụ sẽ chữa lành chủ của mình là Na-a-man.
Đứa gái nhỏ sẵn lòng vạch rõ cho những người khác đến với Đấng quyền năng nhất vũ trụ, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, Đấng duy nhất có thể chữa lành cho Na-a-man. Tại sao Na-a-man nghe những lời của đứa gái nhỏ này? Sau tất cả những điều này, có thể nói đời sống của đầy tớ gái nhỏ này là một lời chứng đáng tin.
2/ Hành trình của Na-a-man đến Y-sơ-ra-ên – 2 Các vua 5:4-7:
Chúng ta có một minh họa tuyệt vời về sự cứu rỗi không thể đạt được bởi công đức riêng. Ở đây điển hình một người đã nhận ra nhu cầu của mình ở mức độ nào đó, nhưng ông muốn được chữa lành. Ban đầu, Na-a-man đã dựa vào quyền lực, địa vị và sự giàu có của mình, thay vì suy nghĩ đến ân điển của Đức Chúa Trời. Trước tiên trong câu 4, Na-a-man đi đến thưa với chúa mình với những tin tức được nghe từ đứa gái nhỏ và xin phép để đi đến vua Y-sơ-ra-ên. Vị vua của Na-a-man sẵn lòng giúp đỡ, đây là điều tốt, nhưng ngay lập tức họ nghĩ đến ảnh hưởng về chính trị và tài chính trong câu 5, 6. Họ nghĩ họ có thể mua được ân huệ của Chúa từ tiên tri của Đức Chúa Trời qua vị vua Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, Na-a-man được sai phái đến vua Y-sơ-ra-ên hơn là đến với tiên tri của Đức Chúa Trời. Đi theo với ông, Na-a-man đã lấy một số lượng lớn gồm sáu ngàn đồng vàng, mười ta lâng bạc và mười bộ áo như một khoản chi phí để trả hay là một món quà để trao đổi.
Vì vậy trong câu 7, chúng ta thấy đáp ứng của vua Y-sơ-ra-ên không mấy tích cực; mặc dầu ông có quyền lực, địa vị và sự giàu có, tuy nhiên không như đứa gái nhỏ, ông không có lời chứng. Vua Y-sơ-ra-ên đã tỏ ra sự sợ hãi, ông nghi rằng vua Sy-ri đang tìm kiếm dịp để tấn công ông. Thay vì hiểu đây là một cơ hội để minh chứng quyền năng của Đức Giê-hô-va, vua Y-sơ-ra-ên chỉ nghĩ cho chính ông, trái ngược với đứa gái trẻ đã nghĩ đến người khác hơn là hoàn cảnh khó khăn của mình. Ngay sau đó, Na-a-man đến với Ê-li-sê, tiên tri của Đức Chúa Trời.
Một bài học về sự trưởng thành, phục vụ và sẵn sàng chia sẻ sứ điệp về sự chữa lành. Qua lời giải trình của đứa gái trẻ cho chủ mình, sự phục vụ của em cho vợ của chủ, và sự chịu khổ của bé gái đang bị buộc phải rời khỏi nhà và gia đình, đứa gái trẻ này đã học tin cậy Đức Chúa Trời và nghĩ đến những người khác với nhu cầu của họ. Tất cả chúng ta cần học về sự không chắc chắn của giàu có, quyền lực hay địa vị, nhưng thay vào đó, chỉ tin cậy vào ân điển của Chúa và công việc của Đức Chúa Trời trong Con Ngài (Ê-phê-sô 2:8-9; Tít 3:5; I Ti-mô-thê 6:17; I Phi-e-rơ 1:17-21 và Khải huyền 3:17-18). Duy chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời và phước hạnh của Ngài trong Chúa Giê-xu Christ ban cho chúng ta điều đó.
3/ Lời mời của tiên tri Ê-li-sê – 2 Các vua 5:8:
Đức Chúa Trời luôn quan tâm những linh hồn đang tìm kiếm Ngài và ngay giây phút đó, Chúa đã sai một trong những đầy tớ của Ngài với trang bị cần thiết để tìm kiếm một người đến với Chúa và nhận sự cứu rỗi (Rô-ma 2:2-8).
Na-a-man đại diện cho linh hồn tìm kiếm Chúa, một người cần đến Ngài. Đức Chúa Trời đang sử dụng bịnh phung của Na-a-man trong ý nghĩa của một tội nhân, đem ông đến nhận biết Chúa. Mặt khác, tiên tri Ê-li-sê – người đại diện cho Chúa đã nói: “Na-a-man hãy đến tôi” cũng là điều Chúa muốn kêu gọi mọi người chưa được cứu. Đối với Na-a-man đến “để nhận biết đây là một tiên tri trong Y-sơ-ra-ên” là đến để nhận biết Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là Đức Chúa Trời có một không hai, và hy vọng duy nhất trong đời sống cho người đó (Giăng 7:17; Giê-rê-mi 29:13; Công vụ các sứ đồ 17:27; Rô-ma 2:2-8; I Phi-e-rơ 3:9; Ma-thi-ơ 11: 28; Khải huyền 3:20).
4/ Những hành động và mệnh lệnh của tiên tri – 2 Các vua 5:9-12: cho chúng ta một bức tranh đơn sơ về sự cứu rỗi và điều cần thiết hạ mình trong sự tìm kiếm Chúa.
a) Na-a-man đi đến tiên tri Ê-li-sê – câu 9:
Là hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ. Na-a-man đến với ngựa và xe, với vàng và bạc và bộ áo đứng trước nhà của tiên tri. Na-a-man là một người kiêu ngạo về những thành tích, những khả năng, quyền lực, địa vị và sự giàu có. Ông đã đến bằng ngựa cách kiêu căng ngạo mạn và nghĩ rằng chắc chắn tiên tri của Y-sơ-ra-ên hạ mình đến trước ông, và sẽ vẫy tay ra hiệu trên khu vực bịnh phung của ông để ông được chữa lành. Sự kiêu ngạo của Na-a-man thể hiện trong câu 9, 11 và 12.
Nhưng Na-a-man là ai? Ông là một tội nhân và chỉ là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, là người có hơi thở trong lỗ mũi (Ê-sai 2:22). Thậm chí quyền lực, những cuộc thắng trận mà ông đã đạt được và những thành tích của ông được ban cho bởi Đức Chúa Trời. Kinh Thánh dạy về người kiêu ngạo điều gì?
Đức Chúa Trời không thể và sẽ không ban phước cho những ai đầy sự kiêu ngạo. Tại sao sự kiêu ngạo của ông đem ông hạ xuống? Thánh Gia-cơ cho câu trả lời: “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (Gia-cơ 4:6b).
Ai có thể kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời? Người khiêm nhường! Đức Chúa Trời từ chối ban ơn cho những ai? Người kiêu ngạo! Ai là người kiêu ngạo? Là những người lãnh đạm, thờ ơ kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời, là những người từ chối tin nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời sống mình.
b) Những hành động và những mệnh lệnh của Ê-li-sê – câu 10:
Những hành động của Na-a-man được xem như kẻ kiêu căng ngạo mạn, bất lịch sự. Nhưng những gì tiên tri Ê-li-sê đã làm thật sự là một hành động yêu thương. Chắc chắn Na-a-man đã phản ứng lại, nhưng Ê-li-sê đơn giản đã chuyển đến quyền năng cao cả của Đức Chúa Trời là Đấng đã hành động qua đời sống của người khác để đem Na-a-man đến vâng theo mệnh lệnh của tiên tri Ê-li-sê, vâng lời Đức Chúa Trời với đức tin hạ mình.
c) Những phản ứng của Na-a-man – câu 11, 12:
Trước tiên, Na-a-man đã nổi giận trong câu 11, dường như Na-a-man có sự khinh khi với giải pháp và kế hoạch làm theo mệnh lệnh của Ê-li-sê. Có thể ông đã nghĩ, tại sao tôi phải xuống nước trong sông Giô-đanh không được sạch trong Y-sơ-ra-ên để tắm khi tôi có hai sông ở Đa-mách trong sạch? Ngụ ý là: nếu có sự chữa lành qua việc tắm trong dòng sông Giô-đanh, thì tôi có những con sông tốt hơn trong đó để tôi tắm. Nhưng mệnh lệnh: “Hãy đi tắm mình bảy lần dưới sông Giô-đanh…. Và ngươi sẽ được sạch.” Một điều đơn giản để làm, nhưng Na-a-man đã phản đối. Vì vậy Lời Kinh Thánh dạy: “Hãy tin Đức Chúa Giê-xu, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi.” Đây là đức tin vâng lời, đức tin cá nhân Na-a-man vâng theo mệnh lệnh của tiên tri, đức tin đơn sơ của ông trong Lời của Chúa, bằng chứng của sự vâng lời. Vì vậy, ngày hôm nay, con người được cứu đơn giản và chỉ có bởi đức tin vâng lời, bởi tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu rỗi cách cá nhân. Sự vâng lời Đức Chúa Trời yêu cầu là đức tin vâng lời trong Đấng Christ (Công vụ các sứ đồ 6:7; Rô-ma 1:5 và Rô-ma 16:26; I Giăng 3:23). Trong câu 12 cho thấy một cuộc chiến trong lòng của Na-a-man tiếp tục giữa đức tin và không tin. Đó là giây phút quyết định đối với Na-a-man.
5/ Lời khuyên tốt từ những tôi tớ của Na-a-man – câu 13
Những tôi tớ của Na-a-man đến gần và nói với ông là một minh họa về giá trị của sự quan tâm đầy tình yêu thương và sự quan trọng của những lời khuyên đúng đắn, đúng thời điểm đến với những người chưa được cứu (Châm ngôn 15:23, 28, 29, 31; 16:21, 23). Cuối cùng, mệnh lệnh đơn giản này minh họa sự đơn sơ đẹp đẽ về sứ điệp Tin Lành của sự cứu rỗi trong Chúa Giê-xu – sự cứu rỗi đó là chỉ bởi đức tin trong Đấng Christ, (Ê-phê-sô 2:8-10). Lời mời của Tin Lành là “Hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá.” (Ê-sai 55:1), và bởi đức tin Na-a-man đã nhận được!
6/ Na-a-man được làm sạch – câu 14
Cuối cùng, Na-a-man đã xuống sông Giô-đanh, và tắm mình bảy lần, theo lời của người của Đức Chúa Trời, thịt của ông được phục hồi giống như thịt của một đứa con nít nhỏ, và ông được sạch. Sự được làm sạch ngay lập tức minh họa bản tánh hoàn toàn và xảy ra ngay lập tức của sự cứu rỗi. Na-a-man được làm sạch “theo Lời của Đức Chúa Trời.” Sự cứu rỗi luôn luôn và chỉ làm theo Lời của Đức Chúa Trời, không bao giờ theo những cảm xúc hay cảm giác hay lý luận của con người (Rô-ma 16:25-26). Cuối cùng, Na-a-man được làm sạch ngay tức khắc và hoàn toàn để mà thịt của ông trở nên giống như một đứa con nít nhỏ, không chỉ thịt của ông, mà là luôn cả tấm lòng của ông, trở nên người mới bởi đức tin trong Đức Chúa Trời của tiên tri Ê-li-sê.
Những bài học quan trọng Cơ Đốc nhân có thể nhận được từ câu chuyện này:
(1) Đức Chúa Trời luôn luôn hành động để đưa dẫn con người đến với chính Ngài, dầu tình trạng của họ tối tăm như thế nào không quan trọng.
(2) Đức Chúa Trời sử dụng bất cứ Cơ-Đốc nhân chân thật nào, dầu cho người đó có thể là tầm thường hay không quan trọng. Bởi vì Đức Chúa Trời quyền năng – Đấng ở trong chúng ta. Điều này khiến chúng ta có ý nghĩa quan trọng như những công cụ chiếu sáng của Chúa Giê-xu.
(3) Ân điển của Đức Chúa Trời không thể được mua bằng bạc và vàng, quyền lực hay địa vị. Chúng ta phải đến với Đức Chúa Trời trong đức tin và tin sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.
(4) Quyền lực và địa vị, vàng và bạc, có thể là những vật cản và điều ngăn trở đến với Đấng Christ.
(5) Hai trong những cản trở lớn nhất để kinh nghiệm phước hạnh của Đức Chúa Trời cho những Cơ-Đốc nhân và những người chưa tin Chúa giống nhau là:
(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…