Từ lời hứa đến sự hoàn thành
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức…
Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta…
Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong quá trình truyền bá Tin lành? Tại sao người Do Thái không bao giờ tin…

Giô-na-than – một đời sống đẹp

Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 13, 14, 18-20

Giô-na-than là con trưởng nam của Sau-lơ (I Sa-mu-ên 14:49). Đứng đầu 1000 người tại Ghi-bê-a (I Sa-mu-ên 13:2), điều đó nói lên rằng ông đang lãnh đạo 1000 người để chiến đấu chống lại người Phi-li-tin.

Đức tin: Ông có đức tin nơi Đức Chúa Trời nên ông tin rằng Chúa có thể khiến cho số ít thắng số đông (I Sa-mu-ên 14:6). Trên thực tế số ít khó thắng được số đông nhưng vì cớ đức tin đặt nơi Chúa nên ông tin rằng Đức Chúa Trời có quyền khiến cho điều đó xảy ra, không có việc chi là quá khó đối với Ngài. Vấn đề là đức tin của chúng ta nơi Chúa có được bao nhiêu phần trăm.

Xin dấu hiệu: Ông xin Chúa một dấu hiệu và Chúa đã tỏ cho ông biết dấu hiệu Chúa đã nhậm lời cầu xin của ông (I Sa-mu-ên 14:8-12). Giô-na-than xin một dấu hiệu từ nơi Chúa, nếu ông và kẻ vác binh khí đi lên và dân Phi-li-tin nói: “Hãy lên đến chúng ta; thì chúng ta sẽ lên; vì Đức Giê-hô-va đã phó chúng nó vào tay chúng ta: điều đó sẽ dùng làm dấu hiệu cho chúng ta”. Điều mà Giô-na-than xin đã trở thành sự thật vì khi ông và kẻ vác binh khí đi lên thì dân Phi-li-tin đã nói những lời y như Giô-na-than cầu xin nơi Chúa nên Giô-na-than và kẻ vác binh khí đã hãm đánh đồn Phi-li-tin và đã giành thắng lợi. Làm sao hai người có thể đánh thắng được đạo binh của Phi-li-tin?
Đó là công việc của Đức Chúa Trời, một khi Chúa đã phó họ vào tay của Giô-na-than thì Ngài sẽ làm cho lòng của đạo binh Phi-li-tin run sợ trước Giô-na-than và từ đó họ bị rối loạn trong quân ngũ của họ và nhân cơ hội này mà Y-sơ-ra-ên đã vùng lên và đánh thắng được quân Phi-li-tin.

Chiến sĩ dũng cảm: Giô-na-than là một chiến sĩ do ông tin cậy nơi Đức Chúa Trời (I Sa-mu-ên 14:1-46). Trong lúc cả Y-sơ-ra-ên và vua Sau-lơ sợ hãi quân Phi-li-tin, họ không dám ra trận để khiêu chiến với Phi-li-tin vì quân Phi-li-tin quá đông. Trong lúc nầy, Giô-na-than và kẻ vác binh khí đã nhờ cậy Đức Chúa Trời và hành động dưới sự hướng dẫn của Chúa. Cuối cùng, Giô-na-than và kẻ vác binh khí đã đánh được đồn quân Phi-li-tin và Chúa đã khiến cho Phi-li-tin rối loạn và từ đó quân của Y-sơ-ra-ên đã đứng lên tấn công và đánh thắng quân Phi-li-tin.

An ủi và làm vững lòng: Giô-na-than an ủi Đa-vít và làm cho Đa-vít vững lòng hơn. Giô-na-than đã nói “Chớ sợ chi, vì tay của Sau-lơ, cha tôi, sẽ chẳng đụng đến anh đâu. Anh sẽ làm vua Y-sơ-ra-ên, còn tôi sẽ làm tể tướng anh.” (I Sa-mu-ên 23:17). Giô-na-than biết dùng lời nói để nâng đỡ, khích lệ Đa-vít. Lời nói nhân hậu, lời nói khích lệ sẽ giúp cho người nghe một sự vững vàng và thêm lòng tin cậy Chúa. Không phải ai cũng có thể nói được những lời như thế, chỉ những người yêu mến Chúa, kính sợ Chúa sẽ có được những lời nói khôn ngoan như vậy.

Yêu thương: “Giô-na-than yêu Đa-vít như mạng sống mình vậy” (I Sa-mu-ên 20:17,42). Lý do Giô-na-than yêu Đa-vít như mạng sống của mình là vì Đa-vít là một người yêu mến Chúa, kính sợ Chúa và được Chúa ở cùng nên Giô-na-than nhận biết điều đó trong linh hồn của ông và ông đã yêu thương Đa-vít như mạng sống của ông. Nếu Đa-vít không yêu mến Chúa, không kính sợ Chúa thì Giô-na-than sẽ không kết bạn thân với Đa-vít. Đức Chúa Trời đã làm việc trong lòng của Giô-na-than để Giô-na-than chỉ muốn kết thân với ông để cả hai trở nên tốt hơn, cả hai sẽ giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong đời sống.

Giúp đỡ: Giô-na-than cho Đa-vít biết rằng cha mình đã quyết định giết bạn (I Sa-mu-ên 19:2). Giô-na-than can cha đừng làm như vậy (I Sa-mu-ên 19:4,6). Giô-na-than không để cho cha mình giết Đa-vít vì ông biết cha ông đã sai, còn Đa-vít không có tội gì hết nên Giô-na-than tỏ cho Đa-vít biết về các âm mưu của Sau-lơ. Giô-na-than muốn giải cứu Đa-vít khỏi con người nham hiểm, ác độc của Sau-lơ. Đây là điều chúng ta cần phải học nơi Giô-na-than. Mặc dù Sau-lơ là cha của ông nhưng khi cha sai thì ông vẫn thẳng thắn nói cho cha biết và can ngăn cha để cha không làm những việc sai trái với Chúa. Đó là một đức tính ngay thẳng mà chúng ta cần phải có trong đời sống của mình.

Hạ mình: Giô-na-than xin Đa-vít tỏ lòng nhân từ, chớ cất ơn thương xót nhà người đời đời (I Sa-mu-ên 20:17). Mặc dù là bạn thân của nhau nhưng Giô-na-than đã xin Đa-vít hãy nhân từ với nhà của mình vì Giô-na-than biết Đa-vít được Chúa xức dầu làm vua và ngày Đa-vít sẽ lên ngôi vua cũng hầu gần rồi nên Giô-na-than mới xin bạn mình. Khi Giô-na-than xin Đa-vít điều đó thì giống như cầu xin một ân huệ từ nhà vua. Chắc chắn điều mà Giô-na-than cầu xin không khó thực hiện đối với Đa-vít. Sau này Đa-vít lên ngôi vua thì ông đã giữ điều ông đã hứa với Giô-na-than và luôn đối xử tốt với hậu duệ của Giô-na-than.

Người có tình nghĩa: Giô-na-than là người có tình nghĩa (I Sa-mu-ên 18:1-4, 19:1-7, 23:15-18). Tình bạn giữa ông và Đa-vít rất chân thật, không vụ lợi, không giả trá, không bội bạc. Một tình bạn lý tưởng, đẹp nhất trong Kinh Thánh mà có thể nói là đẹp hơn cả tình yêu nam nữ. Giô-na-than và Đa-vít đã kết ước với nhau và họ đã giữ được lời kết ước ấy. Giữa Giô-na-than và Đa-vít có điểm tương đồng với nhau, đó là cả hai đều biết Đức Chúa Trời, kính sợ Chúa, làm theo Lời Chúa nên cả hai không bán đứng nhau, không ganh tị nhau. Cả hai đã trung thành với nhau, bảo vệ nhau, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau.

Qua nhận vật Giô-na-than, chúng ta thấy được sự chân thật giữa Giô-na-than và Đa-vít đáng để chúng ta học và làm theo. Một tình bạn đẹp, đẹp hơn cả tình yêu của đôi nam nữ, một tình yêu không vụ lợi, không tính toán, một tình yêu chân thành, luôn giúp đỡ nhau, tin cậy nhau. Một tình yêu dựa trên nền tảng là sự kính sợ Chúa, nếu một trong hai người thiếu sự kính sợ Chúa thì tình bạn của họ sẽ bạn rạn nứt, không thể nào bền lâu và không bao giờ giúp đỡ nhau, không bao giờ cảm thông nhau được.

Học biết những điều tốt đẹp từ nhân vật Giô-na-than để chúng ta sống đẹp lòng Chúa và làm sáng danh Ngài.


(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)

Thu Hồng

Recent Posts

Từ lời hứa đến sự hoàn thành

Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…

12 giờ ago

Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…

1 ngày ago

Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?

HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…

2 ngày ago

Giới thiệu về Chúa Jêsus

Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…

2 ngày ago

Chúa Jêsus – Đấng chưa được nhận diện

Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…

3 ngày ago

Xưng nhận Jêsus là Chúa

Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…

4 ngày ago