Từ lời hứa đến sự hoàn thành
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức…
Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta…
Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong quá trình truyền bá Tin lành? Tại sao người Do Thái không bao giờ tin…
  1. Đa-vít- người được yêu thương
    Tiếp nối cho trang sử u buồn trong I Sa-mu-ên 15, về việc Sau-lơ, vị vua đầu tiên của dân Y-sơ-ra-ên đã từ bỏ lời của Đức Giê-hô-va, nên Ngài cũng đã từ bỏ Sau-lơ (I Sa-mu-ên 15:26). Ngài chuẩn bị cho dân sự Ngài một người khác, đó chính là Đa-vít (I Sa-mu-ên 16). Đa-vít là vị vua thứ hai của dân Y-sơ-ra-ên. Tên của Đa-vít được nhắc đến rất nhiều trong Kinh Thánh (606 lần), Đa-vít là người rất quan trọng trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên, là một thi sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ…(I Sa-mu-ên 16:14-23, II Sa-mu-ên 1:17-27), là người Chúa vừa ý đẹp lòng. Ông để lại cho chúng ta nhiều bài học qua cuộc đời 70 năm trên đất, với 40 năm làm vua của Y-sơ-ra-ên (I Các Vua 2:10-11, I Sử Ký 29:26-28)

    Đang khi Tiên tri Sa-mu-ên vẫn còn đau buồn về việc của Sau-lơ, thì Đức Giê-hô-va truyền cho Sa-mu-ên đến nhà Y-sai ở Bết-lê-hem xức dầu cho một trong các con của Y-sai để làm vua Y-sơ-ra-ên thay cho Sau lơ.
  2. Đa-vít được xức dầu
    Đa-vít là con út trong gia đình cụ Y-sai có tám con trai, thuộc chi phái Giu-đa. Các anh của Đa-vít: Ê-li-áp, A-bi-na-đáp và Sam-ma… lần lượt cả bảy người con trai cụ Y-sai – là những người cao lớn đi qua trước mặt Sa-mu-ên, nhưng chẳng có sự cảm thúc nào trong vị tiên tri của Chúa cho họ. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, khi tiên tri Sa-mu-ên hỏi: Có phải đây là tất cả những đứa con của ông không? Y-sai nói rằng: Hãy còn đứa con út, nhưng nó chăn chiên! Thế là Đa-vít được gọi khi đang chăn chiên từ ngoài đồng về trình diện với tiên tri Sa-mu-ên trong một con người rất tầm thường, nhỏ bé của một anh chăn chiên. Nhưng lạ lùng thay, Đức Giê-hô-va đã nhìn xuyên qua con người tầm thường đó lại là người có những tiêu chuẩn Chúa chọn. Ngài phán cùng Sa-mu-ên rằng: Ấy là nó, hãy đứng dậy xức dầu cho nó. Bấy giờ, Sa-mu-ên lấy chiếc sừng đựng dầu xức cho Đa-vít trước sự chứng kiến của các anh người. (I Sa-mu-ên 16: 4-13)
  3. Đa-vít siêng năng
    Dù được sinh ra là con út sau 7 anh trai, trong gia đình khá giàu có của cụ Y-sai, nhưng không vì đó mà Đa-vít ỷ lại, biếng lười, đùn đẩy công việc cho các anh… Đa-vít vẫn phải ở ngoài đồng chăn chiên nắng nồng sương gió, đôi khi phải đối diện với hiểm nguy để bảo vệ bầy chiên khỏi sự tấn công của thú dữ… ( I Sa-mu-ên 17:34-37). Đa-vít cũng không so bì, đòi hỏi sự sung sướng hay hưởng thụ với những điều kiện thuận lợi vì là một đứa con út trong gia đình. Ngay khi cả gia đình mở yến tiệc tiếp đón tiên tri của Đức Chúa Trời thì Đa-vít vẫn còn ở ngoài đồng gìn giữ, chăm sóc bầy chiên.

    Siêng năng, chăm chỉ làm việc trong tinh thần trách nhiệm… là một trong những tiêu chuẩn cần có cho người được Chúa chọn trở nên người phục vụ Chúa. Chúng ta vẫn nhớ:
  • Ê-li-sê đươc Chúa kêu gọi khi ông đang làm việc. ( I Các Vua 19:19-21)
  • Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ, Giăng được Chúa kêu gọi khi đang làm việc. (Ma-thi-ơ 4:18-22)
  • Sứ đồ Phao lô khuyên chúng ta: Hãy siêng năng, chớ làm biếng… ( Rô-ma 12:11)
  • Lời Chúa khuyên chúng ta: Châm ngôn 12:24 “Tay người siêng năng sẽ cai trị, nhưng tay kẻ biếng nhác phải phục dịch” (Châm ngôn 12:27; 13:4; 22:29…)

5. Đa-vít vâng lời
Điều đáng trân trọng nơi Đa-vít chẳng những là người siêng năng mà còn là người con của sự vâng lời. Vâng lời cha mẹ, vâng lời người của Đức Chúa Trời, vâng phục thánh ý Chúa.

Sau khi Đa-vít được xức dầu, Thần của Đức Giê-hô-va cảm động Đa-vít cách mạnh mẽ. Còn Sau lơ thì bị ác thần nhập vào phá quấy người đến nỗi các tôi tớ ông phải tìm phương cứu giúp. Họ đề nghị tìm người biết gảy đàn hay để an ủi mỗi khi tinh thần ông bấn loạn… Thế là Đa-vít là người được giới thiệu. Giữa hoàn cảnh như thế, nhưng khi được lệnh, cụ Y-sai bảo Đa-vít mang lễ vật đến chầu vua thì Đa-vít sẵn lòng vâng lời mà không chút chối từ ! (I Sa-mu-ên 16:14-20)

Dù phải vất vả mỗi ngày với bầy chiên nắng mưa dãi dầu, nhưng Đa-vít vẫn vui lòng vâng lời cha khi cụ bảo Đa-vít mang lương thực chạy mau đến trại quân thăm các anh trong quân đội Y-sơ-ra-ên đang lúc dầu sôi lửa bỏng vì hơn 40 ngày qua quân Phi-li-tin khiêu khích, sỉ nhục, thách đố với dân Y-sơ-ra-ên từ một người cao to, giềnh giàng, hung ác là Gô-li-át lãnh đạo cả một đội quân đông đúc kinh nghiệm chiến trường, khiến Y-sơ-ra-ên run sợ khiếp đảm. Dẫu thế, Đa-vít vâng lời cha, chuẩn bị phần lương thực đầy đủ ra tận chiến trường thăm các anh mà không hề sợ hãi hay tránh né.

Ngay sau khi được xức dầu để làm vua Y-sơ-ra-ên, Đa-vít không nhận một lời hứa hay sự bảo đảm gì từ người của Chúa là Sa-mu-ên, mà thay vào đó ông phải đối diện với biết bao khốn khó hoạn nạn từ sự ganh tị ghen ghét, săn đuổi của Sau-lơ, lại phải lẩn trốn do sự phản nghịch cướp ngôi của Áp-sa-lôm – đứa con trai ruột của Đa-vít…. Biết bao thăng trầm gian khổ nhưng Đa-vít vẫn tin cậy Chúa, vâng lời Ngài, chịu khổ nhọc kiên nhẫn chờ đợi khoảng 13 năm cho đến thời điểm Chúa đặt ông trên vương triều Y-sơ-ra-ên…

Gương mẫu vâng lời của Đa-vít là bài học cho Cơ Đốc nhân chúng ta, nhất là đối với giới trẻ hôm nay trong một thế giới mà gia đình dường như không còn giá trị cho họ nữa, sự vâng lời cha mẹ không còn được xem trọng. Chúng ta nhìn lại: Chúa chọn Đa-vít từ đâu? Không phải ở giữa cộng đồng hay giữa ban bè, đồng nghiệp hoan hô chúc tụng… nhưng từ trong chính gia đình của mình, vì ngay từ đây Đa-vít là người con biết vâng lời cha mẹ, có trách nhiệm trong công việc và tuyệt đối tin cậy nơi ý chỉ và chương trình của Đức Chúa Trời trên đời sống dù giữa thuận cảnh hay nghịch cảnh.

Đời sống của Đa-vít để lại cho chúng ta nhiều bài học thật sâu sắc, trong mỗi chặng đường trên hành trình đức tin theo Chúa của mỗi chúng ta. Xin Chúa cho mỗi ngày chúng ta gần Chúa hơn, để chúng ta cũng có thể thưa với Chúa : “Con đã chọn con đường thành tín, đặt mạng lịnh Chúa trước mặt con. Con yêu mến chứng cớ Chúa.. Khi Chúa mở rộng lòng con, con sẽ chạy theo con đường điều răn của Chúa…” (Thi 119:30-32)

(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)

Thu Hồng

Recent Posts

Từ lời hứa đến sự hoàn thành

Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…

8 giờ ago

Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…

1 ngày ago

Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?

HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…

2 ngày ago

Giới thiệu về Chúa Jêsus

Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…

2 ngày ago

Chúa Jêsus – Đấng chưa được nhận diện

Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…

3 ngày ago

Xưng nhận Jêsus là Chúa

Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…

4 ngày ago