5/ Sự chuẩn bị Cọt-nây (Công vụ các sứ đồ 10:1-8)
Cọt-nây là người sống trong thành Sê-sa-rê, cuối cùng đã biến cải cả gia đình đến với Chúa Jêsus Christ. Cọt-nây đã phục vụ trong đội binh ở vị trí đội trưởng lính La Mã. Trong tổ chức quân đội La Mã, đội trưởng giống như trụ cột, là xương sống của quân đội La Mã. Vì vậy, đây là công việc rất hiếm giữa vòng những Cơ Đốc nhân. Một thiên sứ hiện ra với Cọt-nây và cho ông biết chuẩn bị gặp sứ đồ Phi-e-rơ sau sự hiện thấy của sứ đồ. Trong sự hiện thấy đó, về cơ bản Đức Chúa Trời tuyên bố những người ngoại bang không còn ô uế nữa đối với những người chọn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa và Đấng Cứu Rỗi của họ. Bởi vì Chúa Jêsus Christ đã chịu chết trên thập tự giá cho cả nhân loại, điều đó đã tháp dân ngoại vào trong cộng đồng dân sự Đức Chúa Trời.
a. Cọt-nây là ai?
Như được Kinh Thánh ghi lại, Cọt-nây là một đội trưởng người La Mã. Chúng ta không thấy nhiều người ngoại bang được ghi lại cho đến Công vụ các sứ đồ 10. Cọt-nây gia nhập vào trong gia đình kính sợ Đức Chúa Trời.
Cọt-nây trở thành người ngoại bang đầu tiên được báp-têm vào Hội Thánh trong lịch sử Hội Thánh. Chúng ta không biết nhiều về tính cách của Cọt-nây, chỉ biết ông vâng lời khi thiên sứ gọi ông đến gặp Phi-e-rơ. Sau tất cả những điều đó, những người La Mã không có cái nhìn tốt về những người Giu-đa tại lúc này. Sau khi gặp sứ đồ Phi-e-rơ và được chỉ cho con đường cứu rỗi, Cọt-nây sẵn sàng hạ mình nghe theo mệnh lệnh của Chúa. Cọt-nây không cho phép quyền công dân La Mã khiến ông hạ thấp những người khác.
Cọt-nây là một người“đạo đức” (Công vụ các sứ đồ 10:2), điều này có nghĩa ông là một người mộ đạo và thành thật, kính sợ Đức Chúa Trời.
Là người ngoại bang, từ thành Sê-sa-rê, đội trưởng của đội binh gọi là Y-ta-li (Công vụ các sứ đồ 10:1).
Là người công bình, kính sợ Đức Chúa Trời, cả dân Giu-đa đều làm chứng tốt về người, (Công vụ các sứ đồ 10:2, 21).
Có thể Cọt-nây không đồng ý với tôn giáo của mình, như các luật lệ lễ nghi và phép cắt bì, về những sự trái đạo đức và sự sùng bái thần tượng, và đã kết luận Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là Đức Chúa Trời chân thật. Vì vậy ông được biết là “người kính sợ Đức Chúa Trời,” và bắt đầu cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cũng như để hết tâm trí mình trong sự thờ phượng. Người kính sợ Đức Chúa Trời này đã tin những tiêu chuẩn đạo đức của Cựu Ước, nhưng chưa chịu cắt bì.
b. Cọt-nây đã làm gì?
Cọt-nây có đặc điểm của một con người hiền lành tử tế, giúp đỡ những người nghèo, người hay bố thí cho dân (Công vụ các sứ đồ 10:2). Trước khi Phi-e-rơ đến, Cọt-nây là một người mộ đạo, nhưng điều này cho biết ông chưa có mối liên hệ với Chúa Jêsus. Cọt-nây cần nghe những lời rao giảng của Phi-e-rơ về Tin Lành bình an của Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Chúa của loài người. Nhờ vậy ông có thể hiểu Tin Lành rõ hơn. Điều này nhắc nhớ về hoạn quan Ê-thi-ô-bi từng nói chuyện với Phi-líp trong Công vụ các sứ đồ 8. Hoạn quan Ê-thi-ô-bi muốn hiểu rõ Kinh Thánh, và Chúa đã chuẩn bị Phi-líp hướng dẫn, giúp đỡ cho vị hoạn quan hiểu được Lời Kinh Thánh. Chúng ta không biết những điều khác về Cọt-nây, nhưng đây là chi tiết quan trọng nói đến vai trò của Phi-e-rơ trong trường hợp này.
c. Đức Chúa Trời chuẩn bị một người tiếp nhận Tin Lành
Trong câu 3 cho biết: “Đương ban ngày, nhằm giờ thứ chín, người thấy rõ ràng trong sự hiện thấy có một vị thiên sứ của Đức Chúa Trời vào nhà mình, và truyền rằng: Hỡi Cọt-nây!” Trong câu 2, Cọt-nây “cầu nguyện Đức Chúa Trời luôn không thôi”, một điều tuyệt vời xảy ra khi con người cầu nguyện, Đức Chúa Trời đã cảm động Cọt-nây khi ông ở trong sự cầu nguyện, tương tự với Phi-e-rơ trong câu 9.
Thật là điều đẹp đẽ khi qùy gối cầu nguyện với Đức Chúa Trời, Cọt-nây đã thấy sự hiện thấy nhằm giờ thứ chín, khoảng 3 giờ chiều, là giờ thường lệ để cầu nguyện buổi chiều tối đối với những người Giu-đa. Là một người kính sợ Đức Chúa Trời, Cọt-nây và đang cầu nguyện thấy một khải tượng, Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của ông. Có thể Cọt-nây đang cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi muốn biết về Ngài nhiều hơn,” và ông muốn tìm kiếm sự sáng lớn hơn, Ngài ban điều đó cho ông.
d. Đức Chúa Trời ban cho sự sáng lớn hơn
Câu 4a: “Đôi mắt người ngó chăm thiên sứ và run sợ lắm, thưa rằng: Lạy Chúa, có việc chi?” Trong nơi tối tăm nhất của thế gian, Đức Chúa Trời nhìn thấy và biết tấm lòng của mỗi một cá nhân. Khi Cọt-nây thật sự sống trong sự sáng của Chúa, Ngài ban cho Cọt-nây sự hiểu biết về Kinh Thánh nhiều hơn như lời thiên sứ đã nói với Cọt-nây (câu 4b): “…Lời cầu nguyện cùng sự bố thí ngươi đã lên thấu Đức Chúa Trời, và Ngài đã ghi nhớ lấy.” Cọt-nây đã tiếp nhận Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã chấp nhận Cọt-nây. Ngài không chỉ đáp lời cầu nguyện từ tấm lòng tìm kiếm Chúa của Cọt-nây, nhưng Ngài cũng ban cho ông sự hiểu biết thật. Những lời cầu nguyện, sự tận hiến, đức tin và sự thiện lành của Cọt-nây đã thấu lên đến thiên đàng giống như của lễ có mùi thơm dâng lên cho Đức Chúa Trời. Bất cứ một người nào khi sống trong sự sáng Chúa ban, Ngài sẽ đáp lời cầu nguyện!
e. Đức Chúa Trời muốn sự vâng lời
Câu 5-8: “Vậy, bây giờ hãy sai người đến thành Giốp-bê, mời Si-môn nào đó, cũng gọi là Phi-e-rơ. Người hiện trọ nơi Si-môn, là thợ thuộc da, nhà ở gần biển. Khi thiên sứ, là đấng truyền cho người, đã trở lui, thì Cọt-nây gọi hai người trong đám đầy tớ mình và một tên lính tin kính trong những lính thuộc về mình, mà thuật lại mọi điều cho họ nghe, rồi sai đến thành Giốp-bê.”
Một nguyên tắc khác: Đức Chúa Trời ban cho người nhận lấy cơ hội để đáp ứng cách tích cực. Sứ đồ Phao-lô đã nhận lãnh ân điển và chức sứ đồ, để đem dân ngoại đến sự vâng phục của đức tin, vì danh Ngài (Rô-ma 1:5). Phao-lô muốn liên kết đức tin với hành động vâng lời bởi vì đó là sống đạo của Cơ Đốc nhân. Rô-ma 10:9 nói như thế nào? Đức Chúa Trời muốn hành động vâng lời xác chứng sự cứu rỗi.
Ngài ban cho Cọt-nây cơ hội để vâng lời; và cảm ơn Đức Chúa Trời, Cọt-nây đã vâng lời! Ở đây có hai lý do:
Vâng lời ngay lập tức (câu 7-8): “…Khi thiên sứ, là đấng truyền cho người, đã trở lui, thì Cọt-nây gọi hai người trong đám đầy tớ mình và một tên lính tin kính trong những lính thuộc về mình, mà thuật lại mọi điều cho họ nghe, rồi sai đến thành Giốp-bê.” Ngay sau khi thấy khải tượng, Cọt-nây đã sai người của ông đến thành Giốp-bê. Thật vậy, Cọt-nây là người có đức tin thật, và Đức Chúa Trời đã ban cho ông cơ hội để bày tỏ sự vâng lời. Nhưng Chúa cũng muốn sử dụng Phi-e-rơ, và đây cũng là công tác của Cơ Đốc nhân ngày hôm nay (Công vụ các sứ đồ 1:8).
6/ Những bài học từ Cọt-nây
Cơ Đốc nhân có thể học được nhiều điều từ câu chuyện của Phi-e-rơ và Cọt-nây:
(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…