Khi sứ điệp Tin Lành được truyền tải đến thế giới La Mã trong thế kỷ thứ nhất, nhiều Cơ Đốc nhân đã bị đóng đinh, bách hại, và bị bỏ tù dưới quyền cai trị của đế quốc La Mã. Tuy nhiên, nhiều công dân La Mã đã được biến cải đến với Chúa Jêsus, sau này được biết là Cơ Đốc nhân. Trường hợp như vậy xảy ra được ký thuật đầu tiên trong Công vụ các sứ đồ chương 10 khi chúng ta gặp thầy đội La Mã có tên là Cọt-nây.
1/ Kế hoạch của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh Chúa
Công vụ các sứ đồ 10 chắc chắn là một trong những phần Kinh Thánh quan trọng hàng đầu đáng suy ngẫm, vì đã nhấn mạnh đến công tác truyền giáo, đề cập đến nguyên tắc truyền giáo tuyệt vời. Về lịch sử, Tin Lành đã được truyền rao cho dân chúng trong Giê-ru-sa-lem, tiếp đến, được truyền đến xứ Giu-đê và Sa-ma-ri. Cuối cùng, kế hoạch của Đức Chúa Trời là đem Tin Lành đến cùng trái đất. Ngài đã có kế hoạch truyền giảng Tin Lành trong Công vụ các sứ đồ 1:8; Đại Mạng Lệnh được ghi lại trong Ma-thi-ơ 28:19: “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân…”. Trước tiên, Tin Lành hoàn toàn ban cho dân Giu-đa, công tác này đã trải dài trong các vùng xứ Sa-ma-ri, là một dân bị khinh thường bởi người Giu-đa. Nếu dân Giu-đa khinh thường những người Sa-ma-ri đến chừng nào, thì họ càng xem thường dân ngoại bang gấp đôi. Và trong Công vụ các sứ đồ 10, Lời của Đức Chúa Trời mô tả Chúa đã mở rộng vương quốc Đức Chúa Trời đến dân ngoại như thế nào, Ngài thực hiện điều đó qua những phương tiện truyền bá Do Thái. Đây là một bước tiến lớn vươn ra với dân ngoại.
Nhân vật then chốt, chủ yếu trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh là Phi-e-rơ. Hội Thánh chính thức được thiết lập vào Lễ Ngũ Tuần, bắt đầu trong Giê-ru-sa-lem, trải dài qua xứ Giu-đa và xứ Sa-ma-ri. Hàng ngàn người đã được cứu, những cuộc phục hưng tuyệt vời thình lình khởi phát qua công tác truyền giáo của Phi-e-rơ, Giăng và những sứ đồ khác. Nhiều người được cứu trong xứ Sa-ma-ri qua công tác truyền giáo của Phi-líp. Sứ đồ Phi-e-rơ là người giảng cho những người chưa được cứu, dạy các thánh đồ, có ảnh hưởng lớn trong những ngày đầu tiên của Hội Thánh, và tiếp tục sẵn sàng cho công việc Chúa từ nơi này đến nơi khác.
Sứ đồ Phi-e-rơ được ban cho một nhiệm vụ rất đặc biệt, sự kêu gọi đặc biệt như Ma-thi-ơ 16:19 đã ghi lại, Chúa Jêsus có mục đích cho Phi-e-rơ mở những cánh cửa Hội Thánh qua công tác truyền giảng Tin Lành. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Hội Thánh bắt đầu trong Giê-ru-sa-lem, sứ đồ Phi-e-rơ giảng Tin Lành cho dân chúng, sau khi Đức Thánh Linh giáng xuống trên các Cơ Đốc nhân đầu tiên (Công vụ các sứ đồ 2:1-40). Cho đến lúc này, có một điều then chốt khác mà Phi-e-rơ chưa nói đến, chưa sử dụng; đó là Hội Thánh sẽ mở cửa truyền giảng Tin Lành cho dân ngoại. Phi-e-rơ mở những cánh cửa cuối cùng, nhưng có thể có những khó khăn đối với ông để hướng đến điều quan trọng này. Có lẽ đời sống thực tế của Phi-e-rơ đã bị ăn sâu bởi những truyền thống, chủ nghĩa tuân thủ luật pháp một cách tuyệt đối và chủ nghĩa dân tộc trong ông, cùng với bản tánh có phần nóng nảy của Phi-e-rơ từ sự giáo dục nghiêm khắc của văn hóa Do Thái; những người Sa-ma-ri và ngoại bang không có chỗ trong suy nghĩ của Phi-e-rơ là người Do Thái.
2/ Một sự chuẩn bị đặc biệt
Trước đó Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã bắt đầu chuẩn bị Phi-e-rơ, đến Công vụ các sứ đồ 10, Phi-e-rơ đã chấp nhận người Sa-ma-ri. Đó là bước tiến rất lớn và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ông. Những người Sa-ma-ri là dân bị xem thường từ thời kỳ nước Y-sơ-ra-ên bị phân chia, họ không được ưa thích bởi dân trong vương quốc phía Nam. Một truyền thống khác đối với Phi-e-rơ cũng bị phá vỡ, khi Phi-e-rơ ở Giốp-bê, ông đã ở lại trong nhà của Si-môn, người thợ thuộc da (Công vụ các sứ đồ 9:43). Trong khi những người Giu-đa xem thường công việc làm thuộc da, bởi vì họ cho rằng những người thợ thuộc da đã xử lý xác chết của những con thú; nhưng Phi-e-rơ đã ở lại trong nhà của người thợ thuộc da này, những thành kiến của ông với người Sa-ma-ri đã được phá vỡ qua Chúa Jêsus.
3/ Kế hoạch của Đức Chúa Trời cho người Giu-đa và người Gờ-réc
Ở đây vẫn có một bức tường ngăn cách không dễ bị phá vỡ, cần phải được phá đổ: Sự ngăn cách giữa người Giu-đa và người Gờ-réc. Điều này xảy ra bởi do kế hoạch của Đức Chúa Trời trong Giao Ước Mới, khiến cho cả hai thảy đều làm một. Một sự xác nhận đẹp đẽ của Phao-lô về Hội Thánh trong Ê-phê-sô 2:11-16, sứ đồ Phao-lô tiếp tục nói đến những người Giu-đa và người Gờ-réc cùng hiệp làm một, một sự mầu nhiệm đối với những thế hệ trước đó. Như sứ đồ Phao-lô bày tỏ trong Ga-la-ti 3:28, đây là khái niệm mới đối với người Giu-đa, và sứ đồ Phi-e-rơ cần có một sự chuẩn bị trước khi ông có thể mở cánh cửa Tin Lành cho dân Gờ-réc.
4/ Sự kêu gọi cao cả
Công vụ các sứ đồ 10:1-20 giới thiệu cho chúng ta một cuộc gặp gỡ đẹp đẽ đã dẫn đến kết quả người ngoại bang được thêm vào Hội Thánh. Đức Chúa Trời chuẩn bị hai người: trước tiên Chúa chuẩn bị một người Gờ-réc, là Cọt-nây, và một người Giu-đa, là Phi-e-rơ. Chúa ban cho mỗi người một sự hiện thấy đặc biệt như một sự chuẩn bị. Trước khi cả hai người có thể đến với nhau, Ngài đã thay đổi những thái độ của họ, vì vậy, người ngoại bang bắt đầu được kể vào Hội Thánh.
Qua từng thời kỳ, trong Công vụ các sứ đồ 11, Tin Lành trải dài đến An-ti-ốt và nhiều người ngoại bang đã được cứu. Phi-e-rơ thuật lại cho những lãnh đạo trong Giê-ru-sa-lem biết những người ngoại bang đã tiếp nhận cùng một Đức Thánh Linh mà họ đã nhận trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ các sứ đồ 11:17). Trong Công vụ các sứ đồ 13, chức vụ của sứ đồ Phao-lô đã hướng đến những người ngoại bang. Người Giu-đa và người Gờ-réc đã đến với nhau làm một trong Đấng Christ. Cuối cùng, trong Công vụ các sứ đồ 15, Giáo hội nghị tại Giê-ru-sa-lem được tổ chức, những Cơ Đốc nhân Do Thái đã kết luận họ tiếp nhận những Cơ Đốc nhân ngoại bang, những người thuộc về Chúa Jesus Christ. Tất cả những điều này bắt đầu trong Công vụ các sứ đồ 10.
Khi tra cứu những điều Đức Chúa Trời đã thực hiện với Cọt-nây và với Phi-e-rơ, chúng ta học được nguyên tắc Chúa hành động khi Ngài sử dụng mỗi người trong bối cảnh truyền giáo. Đức Chúa Trời chuẩn bị một người tiếp nhận Tin Lành (Cọt-nây), và một sứ giả của Tin Lành (Phi-e-rơ) như thế nào? Đúng thời điểm của Ngài, Đức Chúa Trời đem hai người đó lại với nhau. Nguyên tắc này là quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về việc Đức Chúa Trời chuẩn bị những sứ giả của Ngài như thế nào (những Cơ Đốc nhân) để truyền tải Tin Lành cho những người tiếp nhận được chuẩn bị, theo thời điểm của kế hoạch thiên thượng.
(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…