Vào thế kỷ thứ nhất, những môn đồ của Chúa Jêsus đã trải qua làn sóng bách hại đầu tiên. Lần lượt, Ê-tiên và Gia-cơ tuận đạo vì Danh Chúa vào khoảng những năm 35 và 44 S.C, và Phi-e-rơ bị bỏ tù vào năm 44 S.C. Điều này dễ dàng khiến những Cơ Đốc nhân thời điểm đó cảm thấy ngã lòng, nản chí và hoang mang. Khi ấy, Đức Thánh Linh đã dấy lên một Cơ Đốc nhân đầy can đảm và có lòng tốt tên là Ba-na-ba. Vậy Ba-na-ba là người như thế nào? Trong Kinh Thánh có một số điểm quý báu mà chính Đấng Cứu Thế đã thực hiện qua môn đồ đáng chú ý này:
- Ba-na-ba đã dâng hiến cách rộng rãi cho hoạt động Cơ Đốc thời kỳ sơ khai (Công vụ các sứ đồ 4:36-37).
- Ba-na-ba bảo lãnh cho một người từng bách hại đạo Chúa nhưng người nầy sau đó trở thành Cơ Đốc nhân. Đó là Sau-lơ (sau này được biết là Phao-lô; Công vụ các sứ đồ 9:26-27).
- Ba-na-ba đã cộng tác với Sau-lơ giảng dạy cho các Cơ Đốc nhân tại thành An-ti-ốt (Công vụ các sứ đồ 11:25-26).
- Ba-na-ba đã liên kết với Sau-lơ trong việc tiếp tế cho các Cơ Đốc nhân giữa cơn đói kém trong xứ Giu-đê (Công vụ các sứ đồ 11:30).
- Ba-na-ba đã nhận vai trò lãnh đạo với Sau-lơ trong chuyến hành trình truyền giáo thứ nhất của Hội Thánh đầu tiên (Công vụ các sứ đồ 12:25; 13:1-3).
- Ba-na-na đã góp phần rất lớn trong sự giúp đỡ Hội Thánh đầu tiên được thành lập, trưởng thành, và phát triển mạnh cho những thế hệ kế tiếp.
Cuộc đời của Ba-na-ba cho Cơ Đốc nhân chúng ta nhiều bài học trong đời sống cá nhân và sự phục vụ Chúa. Có nhiều điều quý báu chúng ta có thể học được về Ba-na-ba từ Lời Chúa, cũng như bài học áp dụng đến đời sống cá nhân qua những sự kiện đáng chú ý về Ba-na-ba:
- Trong Công vụ các sứ đồ 4:36 cho biết “Giô-sép” là tên gốc của Ba-na-ba. Giô-sép có nghĩa là “Cầu xin Đức Chúa Trời gia thêm” – (May [God] add), cho biết về tính cách nhân vật trong Kinh Thánh. Ba-na-ba, một người đã sống trọn lòng cho Đức Chúa Trời, và đã phục vụ dân sự của Ngài cách hy sinh.
- Công vụ các sứ đồ 4:36 cho biết các sứ đồ đặt tên là “Ba-na-ba”, nghĩa là “con trai của sự yên ủi” – (son of encouragement). Điều này cho thấy khả năng tự nhiên của Ba-na-ba đem đến sự yên ủi cho những bạn cùng đức tin trong những lúc hoạn nạn và ân tứ giảng dạy của ông trong việc giúp đỡ những người khác về lẽ thật Tin Lành.
- Ba-na-ba thuộc dòng họ Lê-vi, là người đến từ hòn đảo thuộc Địa Trung Hải tại Chíp-rơ. Xuyên suốt từ đầu đến cuối thời kỳ Cựu Ước, ở đây có ba phạm trù chính của những người làm chức tế lễ: thầy tế lễ cả, thầy tế lễ và người Lê-vi. Ba-na-ba như những người Lê-vi đứng sau những chức viên trong đền thánh, là người có trách nhiệm phụ giúp phục vụ trong đền thờ Giê-ru-sa-lem.
- Ba-na-ba là người Giu-đa tản lạc sau những cuộc xâm chiếm ngoại bang khác nhau. Di sản họ Lê-vi là Ba-na-ba biết Luật pháp Môi-se. Hơn nữa, Ba-na-ba có thể nói được tiếng Hy Lạp, quen thuộc với đời sống dân ngoại và Do Thái giáo thuộc văn hóa Hy Lạp, để lại những người đến sau quen thuộc những phong tục tôn giáo được thực hành bởi những người Giu-đa nói tiếng Hy Lạp và tôn trọng văn hóa Hy Lạp.
- Ngoài tinh thần nhân từ và rộng rãi, Ba-na-ba đã giữ vững một thái độ hào phóng, rộng lượng chẳng hạn, bán đi đám ruộng của mình và đem tiền đến đặt nơi chân các sứ đồ (Công vụ các sứ đồ 4:37). Mặc dầu theo truyền thống những người Lê-vi sống nhờ vào hệ thống lễ nghi trong đền thờ, Ba-na-ba đã sở hữu bất động sản (hiển nhiên là ở Chíp-rơ). Tuy nhiên, khi tin nhận Chúa Jêsus và nhận ơn cứu rỗi, Ba-na-ba đã đóng góp cách rộng rãi số tiền thu được từ việc bán đám ruộng của ông để giúp đỡ những người khác có nhu cầu.
- Ban đầu, chỉ Ba-na-ba sẵn lòng liên kết với Phao-lô sau khi Phao-lô được biến cải (Công vụ các sứ đồ 9:26-27), Ba-na-ba giúp đỡ Phao-lô qua việc đem ông đến với các sứ đồ trong Giê-ru-sa-lem và giải thích Chúa đã bày tỏ chính Ngài cho Sau-lơ và đã phán với ông. Ba-na-ba cũng đã xác chứng điều này khi Sau-lơ ở thành Đa-mách, ông đã truyền giảng Tin Lành cách can đảm trong danh của Chúa Jêsus. Bởi Ba-na-ba rất được tôn trọng từ những Cơ Đốc nhân trong Giê-ru-sa-lem, Hội Thánh có khả năng liên kết cách tự do với các môn đồ của Chúa Jêsus và công bố Tin Lành cho những người chưa được cứu (Công vụ các sứ đồ 4:28).
- Ba-na-ba có những phẩm chất thuộc linh đặc biệt – cụ thể, đời sống của ông ở trong sự kiểm soát của Đức Thánh Linh, và Ba-na-ba có một lòng tin vững chắc trong Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Ba-na-ba có một sự hiểu biết và bản tánh quyết đoán, là điều hình thành phẩm chất chân thật quả quyết phục vụ Hội Thánh phát triển mạnh mẽ tại thành An-ti-ốt (Công vụ các sứ đồ 11:22-24), đây là thành thứ ba lớn nhất trong Đế quốc La Mã lúc bấy giờ.
- Sau khi Ba-na-ba dành nhiều thời gian ở lại thành An-ti-ốt, ông tin việc dân ngoại được biến cải là thật. Ba-na-ba vui mừng khôn xiết khi hiểu ân điển của Đức Chúa Trời hành động. Thêm vào đó, Ba-na-ba đã động viên các Cơ Đốc nhân cứ trung tín với Chúa với cả tấm lòng họ (Công vụ các sứ đồ 11:23).
- Ba-na-ba đã khích lệ, yên ủi Phao-lô trở thành một lãnh đạo truyền giáo – thật vậy, một sự nhận thức thuộc linh tuyệt vời xảy ra tại thành An-ti-ốt đã cho Ba-na-ba một cơ hội để liên hệ với Sau-lơ, người Tạt-sơ. Thậm chí Ba-na-ba khiêm nhường đủ để nhường chỗ cho Sau-lơ là người tốt nhất lãnh đạo Hội Thánh trong sứ mạng mới đến dân ngoại (Công vụ các sứ đồ 11:25-26).
- Ba-na-ba cùng với Phao-lô đã thành lập mục vụ quyên góp giữa vòng các Cơ Đốc nhân ngoại bang để giúp những Cơ Đốc nhân Giu-đa của họ trong xứ Giu-đê. Họ đang yếu mòn, tiều tụy bởi cơn đói kém khốc liệt. Mặc dầu một cộng đồng đức tin chủ yếu là người Giu-đa và hầu hết là dân ngoại, cả hai nhóm người đã gắng sức hiệp một giúp đỡ người khác trong mọi cách họ có thể. Ba-na-ba và Phao-lô đã đem tiền quyên góp được đến cho Hội Thánh Giê-ru-sa-lem, và phân phát cách thích hợp cho những Cơ Đốc nhân có nhu cầu qua các trưởng lão (Công vụ các sứ đồ 11:27-30).
- Ba-na-ba là một trong những tiên tri có ơn và là giáo sư dạy Kinh Thánh trong Hội Thánh tại thành An-ti-ốt (Công vụ các sứ đồ 13:1). Các đấng tiên tri có thẩm quyền là những người phát ngôn và những đại diện của Đức Chúa Trời trước dân sự của Ngài. Sứ điệp của tiên tri có thể bao gồm những yếu tố cần thiết của lời công bố hoặc sự nói trước. Các giáo sư là những Cơ Đốc nhân hướng dẫn người khác lẽ thật tin kính Chúa.
- Đức Thánh Linh đã ủy nhiệm Ba-na-ba, cùng với Phao-lô, đem Tin Lành đến dân ngoại đang sống trong khu vực Địa Trung Hải của Đế quốc La Mã (Công vụ các sứ đồ 13:2). Trong khi Hội Thánh tại thành An-ti-ốt tập hợp cùng nhau để thờ phượng Chúa và kiêng ăn, họ đã làm công việc Chúa gọi. Đó là họ đặt tay trên Ba-na-ba và Phao-lô trước khi họ được sai đi (Công vụ các sứ đồ 13:3). Hành động đó là cách để cho chi hội liên kết với các nhà truyền giáo, cũng như nhận biết sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho họ.
- Suốt hành trình truyền giáo, Ba-na-ba và Phao-lô đã giảng đạo tại Chíp-rơ, cũng như tại Bi-si-đi, An-ti-ốt, Y-cô-ni, Lít-trơ và Đẹt-bơ (Công vụ các sứ đồ 13:4-14:20). Trong khi ở tại Chíp-rơ, Sau-lơ bắt đầu sử dụng tên La Mã của ông – Phao-lô. Cũng vậy, khởi đầu, Ba-na-ba là một thành viên nổi bật. Tuy nhiên, nhân lúc này ông và Phao-lô đã rời khỏi Chíp-rơ, sau đó trở thành thành viên nổi bật hơn.
- Trong suốt sự kiện đám đông tại Lít-trơ đã phạm sai lầm xưng Ba-na-ba là thần Giu-bi-tê và Phao-lô là thần Mẹt-cu-rơ (Công vụ các sứ đồ 14:12). Giu-bi-tê là chúa tể, trong khi Mẹt-cu-rơ là người phát ngôn của các vị thần.
- Đức Chúa Trời đã sử dụng Ba-na-ba, cùng với Phao-lô, đem nhiều dân ngoại đến với Chúa bởi đức tin. Không khó khi tưởng tượng cảm nhận lòng nhiệt thành sốt sắng giữa vòng các môn đồ trong Hội Thánh tại thành An-ti-ốt, đặc biệt khi họ nghe những nhà truyền giáo nhắc lại những việc kỳ diệu Đức Thánh Linh đã hành động qua họ (Công vụ các sứ đồ 14:26-27). Lần lượt, những người đi theo Chúa Jêsus chào đón những người mới tin Chúa mà các chi hội khác đã được thành lập cách thành công bởi các nhà truyền giáo trong cuộc hành trình truyền giáo đầu tiên.
- Ba-na-ba, cùng với Phao-lô, đã hỗ trợ chính ông trong những hành trình truyền giáo qua việc kiếm sống (I Cô-rinh-tô 9:6). Hai người có thể chứng minh sự ngay thẳng của họ bởi sự quyên góp từ những Cơ Đốc nhân khác, hầu giúp Ba-na-ba và Phao-lô thực hiện với tư cách là những nhà truyền giáo trọn thời gian. Tuy nhiên, đôi khi, hai sứ đồ nầy tự nguyện được chọn để riêng ra đem Tin Lành cách tự do đến cho những người chưa được cứu (Công vụ các sứ đồ 14:12, 18).
- Mười bốn năm sau sự biến cải của Phao-lô, Ba-na-ba, cùng với Tít (một Cơ Đốc nhân người Hy-lạp chưa chịu cắt bì), đã cùng với Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem (Ga-la-ti 2:1). Mục tiêu của cuộc hành trình này là đảm bảo sự chấp nhận của các sứ đồ khác trong thành vì Tin Lành ân điển các nhà truyền giáo đã tuyên bố cho người ngoại. Trong suốt cuộc gặp gỡ, những lãnh đạo của chi hội trong Giê-ru-sa-lem đã khẳng định sứ điệp các nhà truyền giáo đã giảng tại Hội Thánh trong thành An-ti-ốt (Ga-la-ti 2:2-10).
- Trong một trường hợp, Ba-na-ba và Phi-e-rơ đã bị dẫn dụ bởi sự giả hình của những người tuân thủ luật pháp tôn giáo một cách tuyệt đối, là những người tuyên bố rằng đức tin không đủ cho sự cứu rỗi (Ga-la-ti 2:11-13). Tất nhiên, Phi-e-rơ ở giữa những người đầu tiên đã từ chối công khai ăn chung với các Cơ Đốc nhân ngoại bang. Do đó, Phao-lô đã quở trách Phi-e-rơ cách công khai. Chắc chắn, Phao-lô đã nghĩ rằng bởi làm như vậy, ông cũng có thể thay đổi tâm trí của họ, kể cả người cố vấn đầy kinh nghiệm của ông là Ba-na-ba (Ga-la-ti 2:14).
- Khi những người tuân thủ luật pháp tôn giáo một cách tuyệt đối từ Giê-ru-sa-lem đến thành An-ti-ốt lần nữa, Ba-na-ba, cùng với Phao-lô, đã phản đối họ cách kịch liệt. Hai nhà truyền giáo đã làm chứng Đức Thánh Linh hành động giữa những người Gờ-réc chưa chịu cắt bì và có đời sống được thay đổi. Ba-na-ba và Phao-lô liên kết một phái đoàn các Cơ Đốc nhân được sai phái bởi Hội Thánh tại thành An-ti-ốt đến Giê-ru-sa-lem để thảo luận kỹ vấn đề giữa các sứ đồ và trưởng lão ở đây. Theo cách đó, những người đi theo đã nói về những sự biến cải của người ngoại bang trong thành An-ti-ốt, cùng với những nơi Ba-na-ba và Phao-lô đã viếng thăm (Công vụ các sứ đồ 15:1-3).
- Hội Thánh Giê-ru-sa-lem và những lãnh đạo đã chào đón Ba-na-ba, Phao-lô và những người còn lại của phái đoàn từ thành An-ti-ốt (Công vụ các sứ đồ 15:4). Trong suốt Giáo hội nghị tiếp theo, Ba-na-ba và Phao-lô mô tả Đức Chúa Trời đã bày tỏ sự chấp nhận của Chúa đối với những người ngoại bang tin Chúa chưa chịu cắt bì như thế nào qua việc cho phép các nhà truyền giáo thực hiện nhiều phép lạ, dấu kỳ giữa họ (Công vụ các sứ đồ 15:12). Chắc chắn, những nhà truyền giáo giảng Tin Lành, cũng chữa lành người bị liệt chân, què từ lúc mới sanh ra ở thành Lít-trơ, và một số đông những người đi theo Chúa trong Bi-si-đi, An-ti-ốt, Y-cô-ni, Lít-trơ và Đẹt-bơ.
- Kết thúc Giáo hội nghị, Ba-na-ba, cũng như Phao-lô, Giu-đa cũng gọi là Ba-sa-ba và Si-la, đã mang bức thơ từ Hội Thánh Giê-ru-sa-lem đến cho chi hội tại thành An-ti-ốt. Đọc bức thư, mọi người đều mừng rỡ vì được yên ủi, giải thích lý do tại sao Giu-đa và Si-la đã đến thành An-ti-ốt, lấy nhiều lời giảng mà khuyên bảo, và giục lòng anh em mạnh mẽ (Công vụ các sứ đồ 15:22-29).
- Ba-na-ba và Phao-lô đã có bất đồng về việc đem Giăng Mác đi theo (anh em chú bác của Ba-na-ba; Cô-lô-se 4:10) với họ trong cuộc hành trình truyền giáo thứ hai. Trước đây, trong cuộc hành trình truyền giáo thứ nhất, khi nhóm truyền giáo bắt đầu truyền giáo trong Bẹt-giê, Giăng Mác đã lìa khỏi đội và trở lại Giê-ru-sa-lem (Công vụ các sứ đồ 12:25; 13:5, 13). Do đó, trong khi Ba-na-ba trở lại Chíp-rơ với Giăng Mác, Phao-lô đã đem Si-la đi với ông để truyền giáo đến Ga-la-ti (Công vụ các sứ đồ 15:36-41).
- Ba-na-ba không chỉ là một tiên tri và giáo sư, nhưng ông cũng là một sứ đồ (Công vụ các sứ đồ 13:1; 14:14). Cũng vậy, theo cuốn sách “Công vụ các sứ đồ của Ba-na-ba” (có thể được viết trong thế kỷ thứ 5), Ba-na-ba đã tuận đạo vì đức tin Cơ Đốc tại Chíp-rơ.
Nguồn tham khảo:
· Bruce FF 1985. The Pauline Circle. Eugene: Wipf and Stock.
· Burge GM 1993. Barnabas. In GF Hawthorne, et al (eds.), Dictionary of Paul and His Letters, 66–7. Downers Grove: InterVarsity.
· Daniels JB 1992. Barnabas. In DE Freedman (ed.), The Anchor Bible Dictionary, 1:610–1. New York: Doubleday.
· Easton MG 1897. Barnabas. In Easton”s Bible Dictionary. Nashville: Thomas Nelson.
· Enslin MS 1962. Barnabas. In GA Buttrick (ed.), The Interpreter”s Dictionary of the Bible, 1:356–7. Nashville: Abingdon Press.
(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)