A-qui-la và Bê-rít-sin là một cặp vợ chồng đầy dẫy Thánh Linh, một gia đình tin kính Chúa, và cũng là một gia đình phục vụ Chúa đầy năng quyền vì danh Chúa. Hôn nhân của họ là ví dụ điển hình về tình yêu thương của Chúa ở trong họ đối với Hội Thánh. Sứ đồ Phao-lô nói đến một Hội Thánh nhóm tại nhà A-qui-la và Bê-rít-sin, là hai người đã liều mình vì sứ đồ Phao-lô (tham chiếu Rô-ma 16:4).
Tình yêu thương hy sinh của A-qui-la dành cho vợ của mình có thể được thể hiện trong thư sứ đồ Phao-lô cho tín hữu tại (xem Ê-phê-sô 5:25), và cũng là sự dạy dỗ của Chúa Jêsus trên phòng cao (tham chiếu Giăng 15:12-14).
A-qui-la và Bê-rít-sin theo Chúa – Hành trình A-qui-la và Bê-rít-sin đi theo Chúa Jêsus sau khi tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của đời sống họ bởi đức tin. Qua các phần Kinh Thánh, chúng ta theo dõi một gia đình tin kính cùng nhau quyết định phục vụ Chúa. Họ đã dốc sức lực với sứ đồ Phao-lô trong công tác truyền giảng Tin Lành, sẵn sàng mở cửa nhà mình để hội hiệp dân sự của Chúa, Hội Thánh địa phương và tỏ lòng hiếu khách đối với những người truyền giáo.
A-qui-la ở xứ Bông – Công vụ các sứ đồ 18:2 – Bác sĩ Lu-ca ghi lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của sứ đồ Phao-lô với cặp vợ chồng này tại thành Cô-rinh-tô (Công vụ các sứ đồ 18:2). A-qui-la là người Giu-đa, quê ở xứ Bông, nằm phía nam bờ biển Hắc Hải trong thời kỳ cai trị của đế quốc La-Mã vừa mới từ nước Y-ta-li đến. Do đó, có khả năng A-qui-la được giải thoát thành Rô-ma bởi vì tại thời điểm này hầu hết những người Giu-đa sống trong thành Rô-ma.
Chúng ta không được biết Bê-rít-sin đến từ nơi nào, sắc tộc hoặc di sản tôn giáo của bà. Tên của bà trong Y-ta-li phổ biến giữa những gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Lu-ca gợi ý nhẹ nhàng về sự thật Bê-rít-sin không thừa hưởng di sản người Giu-đa bởi vì Lu-ca cho biết A-qui-la là một người Giu-đa, nhưng không nói đến bà Bê-rít-sin. Chúng ta không biết bà theo Do Thái giáo hay theo Cơ-Đốc giáo.
Tên tuổi của A-qui-la và Bê-rít-sin cùng xuất hiện 6 lần trong Kinh Thánh (Công vụ các sứ đồ 18:2, 18, 26; Rô-ma 16:3; 1 Cô-rinh-tô 16:19; 2 Ti-mô-thê 4:19), tên bà Bê-rít-sin được nói trước tên chồng của bà (Công vụ các sứ đồ 18:18; Rô-ma 16:3; 2 Ti-mô-thê 4:19). Tên Bê-rít-sin thỉnh thoảng được đặt trước A-qui-la có khả năng là do bà Bê-rít-sin có một vai trò thuộc linh năng động trong Hội Thánh!
A-qui-la và Bê-rít-sin tại thành Rô-ma – Công vụ các sứ đồ 18:2 – Kinh Thánh cho biết A-qui-la và Bê-rít-sin bị trục xuất khỏi thành Rô-ma bởi chỉ truyền của vua Cơ-lốt – Công vụ các sứ đồ 18:2. Hầu hết các học giả xác định niên đại chỉ truyền này xảy ra vào năm 49 S. C. Tuy nhiên, có một số học giả, họ đã đề nghị sự trục xuất này có khả năng xảy ra vào năm 41 S.C. Bác sĩ Lu-ca ghi lại A-qui-la và Bê-rít-sin đã từ Y-ta-li đến thành Cô-rinh-tô, vì vậy điều này sự trục xuất có thể xảy ra sớm hơn năm 41 S.C, một sự ghi chép rõ ràng về vua Cơ-lốt đã trục xuất dân Giu-đa khỏi thành Rô-ma. Do đó, A-qui-la và Bê-rít-sin có khả năng bị trục xuất trong thời điểm này.
A-qui-la và Bê-rít-sin tại thành Cô-rinh-tô – Công vụ các sứ đồ 18:3-18 – A-qui-la và Bê-rít-sin đã quyết định di chuyển đến thành Cô-rinh-tô thuộc địa của đế quốc La-Mã và đã làm nghề may trại trong thế giới đó. Họ đã đến đây một vài năm trước sứ đồ Phao-lô và có khả năng họ đã bắt đầu truyền giáo trong thành, hoặc có thể tiếp tục những việc sứ đồ Phi-e-rơ đã bắt đầu nếu Phi-e-rơ đã đến thành Cô-rinh-tô vào năm 42 S.C. Vào năm 52 S.C, sứ đồ Phao-lô đã đến thành Cô-rinh-tô bắt đầu nổ lực trong công cuộc truyền giáo. Ngay sau đó, Si-la và Ti-mô-thê đã liên kết với Phao-lô trong công tác này. Có thể họ đã nghe công việc trong thành Cô-rinh-tô và đến để giúp đỡ. Sứ đồ Phao-lô được thu hút từ cặp vợ chồng này, không chỉ bởi vì có cùng đức tin trong Chúa Jêsus, nhưng cũng bởi vì họ có cùng công việc may trại. Bác sĩ Lu-ca ghi lại “Vì đồng nghề, nên Phao-lô ở nhà hai người mà làm việc chung nhau.” (Công vụ các sứ đồ 18:3). Cả hai đều cùng làm một nghề cho biết đây là một gia đình làm thương mại.
A-qui-la và Bê-rết-sin tại thành Ê-phê-sô – Công vụ các sứ đồ 18:19; 24-28; 1 Cô-rinh-tô 16:19 – sau 18 tháng phục vụ tại thành Cô-rinh-tô, Phao-lô quyết định di chuyển đến thành Ê-phê-sô và đã đem A-qui-la và Bê-rít-sin đến trung tâm thương mại lớn nằm phía tây bờ biển Tiểu Á, thành thứ tư lớn nhất trong đế quốc La-Mã ( Công vụ các sứ đồ 18:18). Phao-lô đã để họ ở lại để vào nhà hội, nói chuyện với những người Giu-đa, tiếp tục công việc của mình sau nầy. Phao-lô cũng đã hứa sẽ trở lại Ê-phê-sô sau khi ông viếng thăm thành Giê-ru-sa-lem.
Tại Ê-phê-sô họ đã thành lập Hội Thánh địa phương trong nhà hai người này ( 1 Cô-rinh-tô 16:19). Điều này đã tạo cơ hội cho vợ chồng A-qui-la và Bê-rết-sin bày tỏ lòng hiếu khách đối với các thánh đồ. Một ngày kia, trong khi hiệp lại ở nhà hội tại thành Ê-phê-sô, họ đã nghe A-bô-lô, người Giu-đa giảng đạo từ A-léc-xan-tri, là tay khéo nói và hiểu Kinh Thánh, nhưng A-bô-lô chỉ biết phép báp têm của Giăng mà thôi (Công vụ các sứ đồ 18: 24-25). Sau buổi nhóm, họ đem A-bô-lô về với mình, về nhà của hai người và giải bày đạo Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Chúa cho A-bô-lô càng kỹ lưỡng hơn (Công vụ các sứ đồ 18:26).
Khi Phao-lô đến thành Ê-phê-sô trong hành trình truyền giáo thứ ba, ông đã khuyên bảo mọi người trong thành trong ba năm (Công vụ các sứ đồ 20:31). Trong khi ở đây, Phao-lô có một chương trình dạy dỗ hằng ngày trong trường Ti-ra-nu (Công vụ các sứ đồ 19:9; 20:31). Phao-lô không muốn là gánh nặng cho Hội Thánh tại Ê-phê-sô, vì vậy ông đã ở lại và làm việc với A-qui-la và Bê-rít-sin (Công vụ các sứ đồ 20:34).
Sau công việc hằng ngày, ba người Phao-lô, A-qui-la và Bê-rít-sin yên tĩnh đã bàn luận các kế hoạch truyền giáo. Trong khi ở tại thành Ê-phê-sô, Phao-lô đã nhìn thấy đến thành Rô-ma là cần thiết. Có khả năng trong tâm trí của A-qui-la và Bê-rít-sin đã có nghĩ về Phao-lô có Thánh Linh của Đức Chúa Trời thường hướng dẫn các đường hướng cho Phao-lô (Công vụ các sứ đồ 19:21). Vài năm sau đó, từ thành Cô-rinh-tô, Phao-lô đã viết thư gởi cho Hội Thánh tại Rô-ma và ông đã truyền tải nhiều kế hoạch chi tiết.
A-qui-la và Bê-rít-sin tại La-Mã lần nữa – Rô-ma 16: 3-4 – Kế tiếp A-qui-la và Bê-rít-sin được ghi lại trong Kinh Thánh là khi họ trở lại La-Mã khi thơ tín gởi đến cho những tín hữu tại Rô-ma vào năm 58 S.C, (Rô-ma 16:3-5). Phao-lô đã gởi A-qui-la và Bê-rít-sin với những lời chào thăm của ông đến Hội Thánh nhóm tại nhà của hai người bởi vì họ đã chuẩn bị thăm viếng Hội Thánh trong thành Rô-ma. Có khả năng họ đã trở về nhà qua thành Cô-rinh-tô để viếng thăm các thánh trong thành đó. Có thể họ cũng đã thuyết phục Ê-bai-nết liên kết với họ trong công việc tại thành Rô-ma (Rô-ma 16:5b).
Khi Phao-lô hướng dẫn Hội Thánh tại thành Rô-ma thay mặt để chào thăm Bê-rít-xi và A-qui-la, ông mô tả họ là “kẻ cùng làm việc với tôi trong Đức Chúa Jêsus Christ, là hai người liều chết để cứu sự sống tôi, ấy chẳng những một mình tôi tạ ơn hai người, nhưng cả các Hội Thánh của dân ngoại nữa.” (Rô-ma 16:3-4). Phao-lô đã làm việc với họ tại Cô-rinh-tô và khởi đầu công tác tại Ê-phê-sô. Họ đã làm gì, chúng ta không biết, nhưng đó phải là việc làm anh hùng bởi vì Hội Thánh dân ngoại đã có lời cảm ơn đến họ. Có một gợi ý từ những thơ tín của Phao-lô cho biết bản chất của sự việc như Phao-lô viết trong 2 Cô-rinh-tô 1:8-10, Công vụ các sứ đồ 20:19. Sứ đồ Phao-lô cũng đã nói đến cuộc chiến cùng các con thú ở thành Ê-phê-sô (1 Cô-rinh-tô 15:32).
A-qui-la và Bê-rít-sin tại Ê-phê-sô lần nữa – 2 Ti-mô-thê 4:19 – A-qui-la và Bê-rít-sin, có lẽ không có nhà và sợ sự bách hại bởi đám cháy, có thể đoán chừng đã chạy trốn đến Ê-phê-sô. Khi Phao-lô viết cho Ti-mô-thê, con trai tinh thần của mình, là người tiếp tục ở tại Ê-phê-sô vào năm 67 S.C, ông đã bảo Ti-mô-thê “chào thăm Bê-rít-sin và A-qui-la, cùng người nhà Ô-nê-si-phô-rơ.” (2 Ti-mô-thê 4:19).
Những bài học từ đời sống của A-qui-la và Bê-rít-sin – có ít nhất ba bài học Cơ Đốc nhân có thể học được từ đời sống của cặp vợ chồng tin kính Chúa này.
Họ là những người muốn được sử dụng trong sự phục vụ Chúa. Thứ nhất, họ hiểu công việc làm hằng ngày từ sự chu cấp của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ. Thứ hai, họ đã kinh nghiệm tinh thần cùng làm việc, và sau cùng, họ đã để Chúa ưu tiên trước nhất trong đời sống của họ.
1) Sự cung phòng của Đức Chúa Trời trong đời sống của A-qui-la và Bê-rít-sin – cả hai vợ chồng có thể đã suy nghĩ họ vẫn ở với nhau trong khi A-qui-la là người Giu-đa đã gặp được bà Bê-rít-sin, là người nữ Cơ-Đốc hoặc ngoại bang và họ đã lập gia đình, cùng sống với nhau trong thành Rô-ma, và trong sự cung phòng của Chúa có thể đem họ gặp nhau tại thành Cô-rinh-tô cùng làm việc và cuối cùng đã làm việc gần gũi với sứ đồ Phao-lô trong những công tác truyền giáo. Cơ Đốc nhân có thể nhìn thấy tay của Đức Chúa Trời ở đây? Không có điều gì xảy ra trong đời sống của chúng ta là tình cờ, con người chúng ta muốn biết toàn bộ “bức tranh lớn” của đời sống mình bởi vì Đức Chúa Trời đã khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người. Chúng ta muốn biết công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, (Truyền đạo 3:11). Nhưng chúng ta không hiểu toàn bộ “bức tranh lớn” này bởi vì chúng ta là những con người yếu đuối, dễ phạm tội, và hữu hạn, do đó Sa-lô-môn đã nói hãy vui hưởng đời sống, vì đó là sự ban cho của Đức Chúa Trời, (Truyền đạo 2:24; 3:12-13, 22; 5:18-20; 8:15; 9:7-9). Vì vậy, là những Cơ Đốc nhân trong Chúa Jêsus Christ, chúng ta phải tin cậy Chúa là Đấng tể trị cao cả và kiểm soát mọi chi tiết của đời sống chúng ta. Ngài đang hướng dẫn chúng ta bởi Lời của Đức Chúa Trời và sự chu cấp của Ngài để mà chúng ta có thể sống theo ý Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:18-30).
2) Sự thông công thân mật của A-qui-la và Bê-rit-sin – khi A-qui-la và Bê-rít-sin được nói trong Kinh Thánh, họ luôn được biết đến là cùng làm việc, không bao giờ tách rời. Họ xuất hiện không thể tách rời nhau. A-qui-la và Bê-rít-sin đã kinh nghiệm ít nhất bốn lãnh vực được bày tỏ trong Kinh Thánh:
(i) sự thân mật thuộc linh được thấy rõ trong đời sống của họ tập trung vào Chúa và Hội Thánh của Ngài. Họ đã mở cửa nhà mình làm nơi nhóm lại như Hội Thánh địa phương và đã tiếp đãi những nhà truyền giáo.
(ii) sự thân mật trong công việc làm được thấy trong nghề may trại của họ.
(iii) Việc giải bày cho A-bô-lô về Kinh Thánh cho biết sự thân mật về kiến thức của họ. Cả hai đều hiểu biết Kinh Thánh và họ muốn chia sẻ với những người khác. Sau cùng, họ đã liều chết để cứu sự sống Phao-lô và vì Tin Lành.
3) A-qui-la và Bê-rít-sin để Chúa ưu tiên trước nhất trong đời sống họ. Sứ đồ Phao-lô mô tả A-qui-la và Bê-rít-sin như “kẻ cùng làm việc với tôi trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rô-ma 16:3). Cặp vợ chồng này quan tâm đến công tác truyền giáo, họ đã mở cửa nhà để Cơ Đốc nhân có thể tập hợp lại để thờ phượng Chúa, cầu nguyện, và thông công như họ được dạy dỗ trong Lời của Đức Chúa Trời (Công vụ. 2:42). Họ cũng bận rộn làm việc để họ không làm gánh nặng về tài chính cho Hội Thánh. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời ban phước cho họ trong mọi việc họ làm được thịnh vượng, để họ có thể vui lòng tiếp đãi các thánh của Chúa bởi mời Hội Thánh trong nhà của họ.
Các sách tham khảo:
(1) Vagi, David, 1999 Coinage and History of the Roman Empire. 2 Vols. Sidney, OH: Coin World.
(2) Strauch, Alexander, 1993 The Hospitality Commands. Littleton, CO: Lewwis and Roth.
(3) Murphy-O’Conner, Jerome, 1983 St. Paul’s Corinth. Text and Archaeology. Wilmington, DL: Michael Glazier. 1992 Prisca and Aquila. Bible Review: pp. 40-51, 62.(4) Harbour, Brian, 1979 Famous Couples of the Bible. Nashville, TN: Broadman.
(5) Bruce, F. F, 1985 The Pauline Circle. Grand Rapids: William B. Eerdmans.
(Nhóm biên tập Chuyên mục Nhân vật Kinh Thánh)
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…