Hỏi: Một tín hữu đến dự lễ Cảm Tạ thành lập 100 năm Hội Thánh Tin Lành Sài Gòn đã hỏi: Em muốn biết chính xác ý nghĩa của “cảm tạ” trong Kinh Thánh là gì? Tại sao Cơ Đốc nhân phải cảm tạ Chúa?
Đáp: Trong Kinh Thánh, ý nghĩa của “cảm tạ” phản chiếu sự thờ phượng, dâng của lễ và ngợi khen. Cảm tạ cũng là một hành động thờ phượng và là hành động rất quan trọng. Cảm tạ Đức Chúa Trời là cách chúng ta tôn kính Ngài là ai và Ngài đã làm gì trong đời sống chúng ta. Hơn nữa, một câu tuyên bố mà chúng ta không bao giờ nghe từ Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước là “Ta cảm ơn các ngươi.” Nhưng Ngài phán: “Phải có” hay là “Ta là Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu” hoặc “Ta sẽ ban phước.” Đức Chúa Trời chưa hề bày tỏ lòng biết ơn với ai về tặng phẩm được ban tặng. Lý do thật rõ ràng: Không ai dâng cho Đức Chúa Trời bất cứ điều gì mà Ngài đã không ban cho họ trước. Hoàng đế Đa-vít, người theo lòng của Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật nầy một cách súc tích: “Nhưng con là ai và dân tộc con là gì mà chúng con có sức dâng hiến như vậy? Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đếnvà những vật chúng con đã dâng lên Chúa chẳng qua là đã thuộc về Ngài” (1 Sử Ký 29:14-TTHĐ). Từ ánh sáng Lời Chúa, chúng ta hiểu được tầm quan trọng khi đánh giá những ơn phước Chúa ban cho chúng ta. Trước tiên, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của từ liệu “cảm tạ” trong Kinh Thánh.
2. Lý do Cơ Đốc nhân phải cảm tạ Chúa
Với ý nghĩa của “cảm tạ” trong Kinh Thánh, Cơ Đốc nhân có nhiều lý do phải cảm tạ Chúa. Sau đây là một vài lý do:
(a) Cảm tạ Chúa vì tình yêu thương của Ngài: Sứ đồ Giăng nói rất rõ “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (1 Giăng 4:8b). Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta biết những ai tiếp nhận và giữ chặt tình yêu thương vô điều kiện của Ngài một cách khiêm nhu và vui mừng thì đều cảm tạ Chúa (tham chiếu 1 Sử Ký 16:34; Thi thiên 106:1; 107:15). Thật vậy, tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta ngày nay vẫn mạnh mẽ như đối với những người trong Kinh Thánh. Ngài vẫn là Cha yêu thương, tìm kiếm mối liên hệ với chúng ta. Tình yêu cao sâu của Ngài chỉ khiến chúng ta cảm tạ Ngài.
(b) Cảm tạ Chúa vì sự chu cấp của Ngài: Từ những ngày sơ khai của quốc gia Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời đã giải cứu họvà dẫn dắt họ qua mọi thử thách và khó khăn. Vì vậy, các trước giả Kinh Thánh mời gọi dân sự đáp ứng với lòng biết ơn Chúa, Đấng đã theo dõi họ trong những lần thách thức thể nào. Lòng tin cậy của họ càng lúc mạnh mẽ và khiến họ cầu nguyện cảm tạ với lòng trông đợi (tham chiếu Thi thiên 28:7; Đa-ni-ên 2:23; Phi-líp 4:6; Ê-phê-sô 5:19-20). Thật vậy, Đức Chúa Trời muốn Cơ Đốc nhân nhận ra rằng ngoài Ngài ra không ai khác là Đấng chu cấp, lắng nghe và đáp lời cầu nguyện của chúng ta.
(c) Cảm tạ Chúa vì sự tha thứ của Ngài: Trong Kinh Thánh, vua Đa-vít và sứ đồ Phi-e-rơ là hai tấm gương về những con người bị tác động bởi những lựa chọn tội lỗi của mình và sau nầy nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Cả hai đều được thay đổi rất nhiều trong quá trình theo Chúa. Đa-vít bày tỏ sự cảm tạ của mình về ân điển lạ lùng đó (xem Thi thiên 103:2). Lời Chúa hứa về sự tha thứ dành mỗi tín hữu qua các thời đại khiến họ có thể cảm nhận được tươi mới trong tâm linh và đáp lại bằng sự cảm tạ: “Trong ngày đó, ngươi sẽ nói rằng: “Lạy Đức Giê-hô-va, con cảm tạ Chúa, dù Ngài đã nổi giận với con, nhưng cơn giận Chúa đã quay khỏivà Chúa lại an ủi con” (Ê-sai 12:1-TTHĐ).
(d) Cảm tạ Chúa vì Lời của Ngài: Ngay trước khi Kinh Thánh hiện hữu như ngày nay chúng ta biết thì lời dạy và lẽ thật Thánh Kinh đã được chia sẻ. Đôi khi Lời Kinh Thánh được rao truyền qua môi miệng, những lúc khác thì qua thể thành văn. Thế nhưng, dù phương cách nào đi chăng nữa, Lời Kinh Thánh chạm đến con người, thay đổi tâm trí và tấm lòng của họ và khơi dậy lòng biết ơn trong những người lắng nghe Lời Ngài. Tác giả thi thiên đã thổ lộ: “Nửa đêm, con thức dậy để cảm tạ Chúa, vì các phán quyết công chính của Ngài” (Thi thiên 119:62-TTHĐ). Ngày nay, hầu hết chúng ta đều được phước lớn khi tiếp cận với toàn bộ Kinh Thánh. Chúng ta có thể được tác động bởi quyền năng biển đổi đời sống trong những trang Kinh Thánh. Đức Chúa Trời vui lòng khi chúng ta sử dụng tặng phẩm nầy và cảm tạ Ngài.
(e) Cảm tạ Chúa về con dân Ngài: Sứ đồ Phao-lô thường bày tỏ lòng biết ơn về những tín hữu trong cộng đồng đức tinvà về sự khích lệ và hỗ trợ của họ. Phao-lô nhận ra rằng Đức Chúa Trời chăm sóc ông qua những tín hữu nầy, đồng thời ban cho họ niềm vui trong sự phục vụ Chúa. Cảm nhận sức mạnh của cộng đồng đức tin khiến cho Phao-lô muốn cảm tạ. Trong thư tín gởi cho tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca, sứ đồ viết: “Chúng tôi luôn cảm tạ Đức Chúa Trời về tất cả anh em, thường nhắc đến anh em trong khi cầu nguyện. Trước mặt Đức Chúa Trời, là Cha, chúng tôi hằng nhớ đến công việc của đức tin anh em, công lao của lòng yêu thương, sự kiên nhẫn trong hi vọng của anh em nơi Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:2,3- TTHĐ).
Thật vậy, Hội Thánh là phần kế hoạch của Đức Chúa Trời cho con dân Ngài. Hầu hết chúng ta thuộc về Hội Thánh địa phương đều đồng ý rằng trong mối thông công với anh chị em cùng đức tin, chúng ta thấy được yên ủi và thêm sức mạnh. Hơn nữa, chúng ta được ban cho cơ hội phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau để càng ngày càng gần gũi với Chúa hơn. Như vậy, tiếng ngợi khen cảm tạ phát xuất từ hội chúng là lời cảm tạ ngọt ngào dâng lên cho Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…
Kinh Thánh: Giăng 1:18 "Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở…