Kinh Thánh: Lu-ca 22:24-26
“Môn đồ lại cãi lẫy nhau, cho biết ai sẽ được tôn là lớn hơn hết trong đám mình. Nhưng Ngài phán cùng môn đồ rằng: Các vua của các dân ngoại lấy phép riêng mình mà cai trị, những người cầm quyền cai trị được xưng là người làm ơn. Về phần các ngươi, đừng làm như vậy; song ai lớn hơn trong các ngươi phải như kẻ rất nhỏ, và ai cai trị phải như kẻ hầu việc.” (BTT)
Khi bữa Tiệc ly gần xong, sau khi Chúa Jêsus cho biết Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời phải chịu hy sinh, cất tội lỗi của thế gian để cứu chuộc dân sự Ngài, thì các môn đồ đã có cuộc tranh cãi lớn! Bữa ăn đó, khuôn mẫu cho Tiệc Thánh ngày nay, đã trở thành nơi các môn đồ đội đạp nhau để giành quyền lực chính trị. Không hiểu sao họ không nhớ thời khắc trọng thể trong lễ Vượt Qua và sự Khổ nạn của Chúa sắp xảy ra mà chỉ nghĩ đến việc ai sẽ là người có địa vị lớn hơn khi Chúa Jêsus nắm quyền cai trị.
Các sứ đồ tập sự, những người đáng lẽ phải biết rõ điều này hơn hết, lại cãi nhau về việc này ở Ca-bê-na-um (Mác 9:33-37) và trên đường đến thành Giê-ru-sa-lem (Mác 10:35-45). Ngay cả mẹ của Gia-cơ và Giăng cũng đến cầu xin Chúa Jêsus cho hai con của bà những chức vụ cao trong Nước Ngài (Ma-thi-ơ 20:20-28). Điều đó là không đúng và phần nào phản ánh những tập tục lâu đời về hối lộ, cả nể và thiên vị. Nếu những cách nghĩ và thái độ như thế biến mất trước khi Hội Thánh được hình thành thì hay biết mấy. Nhưng không! Một trong những sự thật đáng buồn trong lịch sự Hội Thánh là những cuộc đấu tranh quyền lực của con người đã làm hoen ố vinh quang của Cứu Chúa nhằm gia tăng quyền thế và sự bảo trợ cho con dân Ngài.
Trong khi sự thiên vị có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, thì sự bảo trợ của những nhà hảo tâm lớn tuổi và giàu có có thể chỉ là vẻ ngoài đẹp đẽ mà đằng sau đó là những người dùng quyền lực để áp đảo người khác. Họ có thể giả vờ hỗ trợ chức vụ của người khác nhưng thực tế họ đang cầm và giật dây con rối trong tay của họ. Vì thế, những thành viên có ảnh hưởng trong Giáo Hội dễ dàng thao túng Giáo Hội giống như các tộc trưởng dễ dàng cho mình quyền cai trị bộ tộc, buộc những người dạy đạo và mục sư phải chiều theo ý họ. Dĩ nhiên, không phải mọi ân nhân hay người bảo trợ đều suy nghĩ hay hành động như thế; một số người thật sự là phước lành Chúa ban cho dân chúng. Nhưng bản chất con người dễ bị cám dỗ suy nghĩ và làm theo xác thịt và đời này. Chúa Jêsus phán điều đó là sai. Điều có thể chế ngự được cơn thèm khát quyền lực là sự phục vụ: thay vì nói với giới trẻ điều phải làm, thì hãy cho họ thấy bạn sẵn lòng làm điều đó. Đó chính xác là điều Chúa Jêsus đã làm, và những ai theo Ngài không có quyền cho mình đặc quyền nào lớn hơn nữa.
Lạy Cứu Chúa là Cha thiên thượng của con, con cảm ơn Chúa vì Chúa Jêsus là gương mẫu thật cho mọi người trong Hội Thánh và nhất là cho những người lãnh đạo hoặc những người cảm thấy họ có trách nhiệm điều khiển những người lãnh đạo. Xin Chúa tha thứ cho những lúc con suy nghĩ theo cách của thế gian về trách nhiệm và đặc quyền Chúa ban cho con và xin giúp con học biết phục vụ Ngài cách đơn sơ và khiêm nhường như Chúa Jêsus đã làm. Con cầu nguyện trong danh Chúa Jêsus. A-men!
Chuyển ngữ: Ban Phiên dịch HTTL. Sài Gòn
Nguồn: Word@Work
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…