Đòi hỏi công bằng cách ích kỷ
Kinh Thánh: Lu-ca 12:13-15 "Bấy giờ, một người giữa dân chúng thưa rằng: Thưa thầy, xin biểu anh tôi chia gia tài cho tôi. Nhưng Đức Chúa Jêsus đáp rằng:…
Đấng duy nhất ban cho sự cứu rỗi
“Có chi bôi sạch lòng ô nhơ? Có chi che đậy bao tội tình? Đánh tan ma quyền ngự trong tôi và tẩy thanh tôi? Có ai mua được tự…
Chuẩn bị cho điều xấu nhất
Kinh Thánh: Lu-ca 12:11-12 "Khi người ta đem các ngươi đến nhà hội, trước mặt quan án và quan cai trị, thì chớ lo về nói cách nào để binh…
Dưỡng Linh

Lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ

Kinh Thánh: Mác 9:33-37

“Đến thành Ca-bê-na-um, đang ở trong nhà, Ngài hỏi môn đồ rằng: Lúc đi đường, các ngươi nói chi với nhau? Môn đồ đều làm thinh; vì dọc đường đã cãi nhau cho biết ai là lớn hơn trong bọn mình. Ngài bèn ngồi, kêu mười hai sứ đồ mà phán rằng: Nếu ai muốn làm đầu, thì phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người. Đoạn, Ngài bắt một đứa trẻ để ở giữa môn đồ; rồi ẵm nó trong tay, mà phán rằng: Hễ ai vì danh ta tiếp một đứa trong những đứa trẻ nầy, tức là tiếp ta; còn ai tiếp ta, thì chẳng phải tiếp ta, bèn là tiếp Đấng đã sai ta vậy.” (BTT)

Sau cuộc trò chuyện riêng của họ với Chúa Jêsus về thập tự giá và sự phục sinh hầu đến (Mác 9:30-32), có thể chúng ta đã kỳ vọng rằng các môn đồ sẽ trở thành một đội hiệp nhất với Thầy của họ. Nhưng trước sự mong đợi của đám đông tại Ca-bê-na-um, các môn đồ lại hơn thua cách gay gắt. Họ cho rằng bằng cách nào đó Chúa Jêsus sẽ giải phóng đất nước của họ khỏi sự kìm kẹp bạo ngược của người La Mã, và họ sẽ là một phần trong chính quyền của Ngài.

Một lần nữa (Mác 9:14-16), Chúa Jêsus hỏi họ đang tranh luận về điều gì. Tất nhiên, Chúa biết, nhưng Ngài muốn họ thú nhận. Tuy nhiên, giống như trẻ con đang tranh cãi, không ai muốn thừa nhận điều đó. Vì vậy, Ngài đã ngồi xuống như một người Thầy dạy dỗ học trò của mình. Lần này Chúa Jêsus không quở trách họ; họ đã đủ chột dạ và bây giờ đang xấu hổ vì Ngài biết họ đã nói gì với nhau. Thay vào đó, Ngài dạy họ những nguyên tắc lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ ở vương quốc của Ngài. Khi tranh cãi xem ai sẽ có “chức vụ” lớn nhất trong chính quyền của Ngài, họ đã bỏ qua sự thật rằng mọi bằng chứng đều chỉ về Chúa Jêsus! Ngài là tấm gương lãnh đạo của Hội Thánh, nơi những người chăn bầy phải nuôi dưỡng và bảo vệ bầy chiên thay vì sử dụng bầy chiên để phục vụ nhu cầu riêng của họ. (Ê-xê-chi-ên 34:1-6)

Chúa Jêsus nói với họ rằng sự cao trọng không được đo lường bằng sức mạnh trí tuệ hay thể chất. Sự cao trọng cũng không được đo lường bằng việc trở thành người đầu tiên đưa ra ý tưởng, truyền đạt ý kiến nhanh nhất, hay đạt được thành tích toàn hảo. Sự cao trọng đó được đo lường bằng sự phục vụ, không phải sự cai trị (Mác 10:45). Nhưng các môn đồ lại có tư duy thế tục (Mác 8:33), bị xúi giục bởi “trò chơi” quyền lực theo thứ bậc của các nhà lãnh đạo tôn giáo, là những người tránh liên hệ với những ai “không phải mẫu người của họ” (Mác 2:16). Vì vậy, Chúa Jêsus đã sửa sai họ. Để làm rõ quan điểm, Chúa Jêsus dùng hình ảnh một đứa trẻ để minh họa. Chúa Jêsus giải thích rằng vương quốc của Ngài chào đón trẻ em, là những người yếu ớt, chưa trưởng thành và không ảnh hưởng đến xã hội. Việc coi trọng và đón tiếp người nhỏ bé nhất trong xã hội chính là đón tiếp Chúa Jêsus. Ngài biết cảm giác bị khước từ là như thế nào, mặc dù Ngài là Đức Chúa Trời trong thân xác con người. Ngài được sinh ra trong chuồng chiên, được đặt trong máng cỏ, phải di tản để lánh nạn và trở về vùng đa văn hóa là Ga-li-lê để hành nghề thợ mộc. Việc khinh thường những người ít được xã hội chấp nhận nhất nghĩa là khinh thường Chúa Jêsus. Còn đón tiếp và phục vụ họ là việc làm theo gương của Đấng Christ và Đức Chúa Trời.

Quả là sự nghịch đảo của các giá trị thế tục! Chúng ta dễ dàng quay trở lại với những giá trị đó biết bao, kể cả những người khinh thường địa vị, khước từ những ai giàu có và có học thức. Dù giàu có đến mấy, chúng ta cũng không có gì lâu bền nếu không có Chúa Jêsus: và dù bị tàn tật ra sao, chúng ta vẫn có quyền tự do đến gần vị Vua trên muôn vua. Nếu Chúa Jêsus đã dạy như thế, thì tại sao chúng ta phải hành động khác đi? Không có tinh thần tôi tớ, thì đặc quyền là thuốc độc. Hãy đọc Gia-cơ 2:1-13. Nếu người em cùng mẹ của Chúa Jêsus đã khiêm nhường tiếp nhận sứ điệp, thì chúng ta cũng nên như vậy.

Lạy Đức Chúa Cha, cảm ơn Ngài vì đã xem trọng con, và tình yêu của Ngài vẫn tiếp tục dạt dào với con dù con có những thất bại. Xin tha lỗi vì con đã kiêu ngạo tìm kiếm địa vị riêng và sự ưu ái từ người khác. Xin giúp con hiểu được nguyên tắc lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ, là điều đã khiến Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, để con có thể thay đổi cách sống của mình cho phù hợp với cách sống của Đấng Christ. Trong danh Chúa Jêsus. Amen!

Chuyển ngữ: Ban Phiên dịch HTTL. Sài Gòn
Nguồn: Word@Work

Thu Hồng

Recent Posts

Đòi hỏi công bằng cách ích kỷ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:13-15 "Bấy giờ, một người giữa dân chúng thưa rằng: Thưa thầy,…

4 giờ ago

Đấng duy nhất ban cho sự cứu rỗi

“Có chi bôi sạch lòng ô nhơ? Có chi che đậy bao tội tình? Đánh…

19 giờ ago

Chuẩn bị cho điều xấu nhất

Kinh Thánh: Lu-ca 12:11-12 "Khi người ta đem các ngươi đến nhà hội, trước mặt…

1 ngày ago

Tội không thể dung thứ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:10 "Ai nói nghịch cùng Con người, thì sẽ được tha; song…

3 ngày ago

Đừng xấu hổ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:8-9 "Ta nói cùng các ngươi, ai sẽ xưng ta trước mặt…

4 ngày ago

Đừng sợ chi

Kinh Thánh: Lu-ca 12:4-7 "Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu ta: Đừng sợ…

5 ngày ago