Quyết định quan trọng nhất trong đời
Kinh Thánh: Giăng 3:36 "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức…
Đấng được sai đến
Kinh Thánh: Giăng 3:34-35 “Vì Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến thì rao truyền lời của Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho Ngài…
Đấng từ trên cao đến
Kinh Thánh: Giăng 3:31-33 “Đấng từ trên cao đến là trên hết mọi loài. Kẻ từ đất đến là thuộc về đất, và nói ra cũng như là thuộc về…

Làm sao tha thứ cho người cứ gây ra lỗi lầm với mình?

HỎI: Làm sao có thể tha thứ cho người cứ gây ra lỗi lầm với mình?

ĐÁP:Trong mối quan hệ giữa con người với con người, chắc hẳn chúng ta đã từng bị tổn thương bởi lời nói, hành động, hay thái độ vô tình lẫn cố ý của người khác. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta biết rõ rằng Chúa dạy mình phải tha thứ, như Ê-phê-sô 4:32 có chép “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót tha thứ nhau, như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” Hay Cô-lô-se 3:13 cũng dạy chúng ta “nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” Lý do chúng ta phải tha thứ cho người có lỗi với mình là vì chính chúng ta đã được Chúa tha thứ.

Thế nhưng trong thực tế, tha thứ không hề dễ dàng, nhất là khi người đó thường xuyên gây ra lỗi lầm với chúng ta, làm tổn thương chúng ta hết lần này đến lần khác. Có những người thậm chí còn không nhận lỗi và xin lỗi, thì làm sao để có thể tha thứ?

Bản tính tự nhiên của con người là muốn trả thù, là muốn gây tổn thương cho người đã làm tổn thương mình, là ăn miếng trả miếng. Vì vậy, để có thể tha thứ, chúng ta cần nhận biết và thực hành những điều sau:
+ Khi tha thứ, chúng ta đang bắt chước chính Chúa. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự tha thứ qua sự chết chuộc tội của Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Ngài đã làm hết những gì cần thiết để chúng ta được tha thứ. Sự tha thứ của Ngài luôn sẵn có, để khi chúng ta ăn năn xưng tội thì sẽ nhận được (I Giăng 1:9).
+ Khi tha thứ, chúng ta đang làm theo điều Chúa dạy (Ma-thi-ơ 18:21, 22).
+ Khi tha thứ, chúng ta giải thoát mình khỏi sự cay đắng và hận thù. Ngay cả khi người có lỗi không nhận lỗi và không xin tha thứ, chúng ta cũng hãy thực hiện phần việc của mình là sẵn sàng tha thứ. Chúng ta quyết định tha thứ để không còn cảm thấy bực bội, cay đắng, đau đớn mỗi khi nghĩ đến lỗi lầm người đó gây ra cho mình. Dĩ nhiên, tha thứ đòi hỏi thời gian, và trong trường hợp người có lỗi không nhận lỗi và không ăn năn, thì cho dù chúng ta có tha thứ, mối quan hệ giữa chúng ta với người đó cũng chưa hoàn toàn được phục hồi.
+ Tha thứ người khác đòi hỏi chúng ta phải có lòng nhịn nhục và độ lượng. Đó là ý nghĩa lời Chúa dạy “nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn (Ma-thi-ơ 5:39).
+ Tha thứ đòi hỏi chúng ta phải kinh nghiệm quyền năng biến đổi của Chúa trong đời sống mình. Như đã nói ở trên, bản tính của con người xác thịt là ăn miếng trả miếng. Chỉ khi có Đấng Christ trong đời sống, chúng ta mới nhận được năng lực để yêu thương kẻ thù, làm điều tốt cho người ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa sả mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình. Trong Đấng Christ, chúng ta được ban cho tấm lòng sẵn sàng tha thứ và sức mạnh để tha thứ.
+ Chúng ta dễ dàng tha thứ cho người khác hơn khi nghĩ đến mức độ Chúa tha thứ những lỗi lầm của mình. Chúng ta là những người được ban cho ân điển cách dư dật, thì không có quyền từ chối bày tỏ lòng nhân từ với người khác (Ma-thi-ơ 6:14-15). Những điều chúng ta tha thứ cho người khác vẫn rất nhỏ so với sự tha thứ của Chúa đối với chúng ta. Ẩn dụ của Chúa Giê-xu ở Mathiơ 18:23-35 là một minh họa sống động cho lẽ thật này.
+ Khi bị tổn thương và cần chia sẻ, hãy tâm sự với một người đáng tin cậy và là người tin kính, có sự trưởng thành thuộc linh để an ủi, khích lệ, cầu thay và có những lời khuyên phù hợp.
+ Hãy để cho Chúa báo trả (Rô-ma 12:19). Ngài nói Ngài sẽ báo trả mỗi người tuỳ việc họ làm (Rô-ma 2:6).
+ Tin rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta năng lực để lấy điều thiện thắng điều ác, để nếu kẻ thù mình có đói thì cho ăn, có khát thì cho uống (Rô-ma 12:20,21).

Tóm lại, chúng ta đã được Chúa tha thứ, và vẫn còn tiếp tục cần đến sự tha thứ của Ngài, cho nên chúng ta cần phải học tha thứ. Tha thứ không phải là cảm xúc. Tha thứ là hành động của lý trí. Hãy trình dâng lên Chúa những lỗi lầm, những tổn thương, cùng mọi đau buồn người khác gây ra cho mình. Hãy giao cho Chúa quyền đoán xét và báo thù. Hãy cho mình thời gian. Và trên hết, hãy tin rằng với năng lực Chúa ban, tha thứ không còn là việc bất năng đối với chúng ta.

*Tài liệu tham khảo www.gotquestions.org; https://httlvn.org/lam-the-nao-de-tha-thu-nguoi-co-loi

Khuê Lan

Recent Posts

Quyết định quan trọng nhất trong đời

Kinh Thánh: Giăng 3:36 "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không…

18 giờ ago

Đấng được sai đến

Kinh Thánh: Giăng 3:34-35 “Vì Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến thì rao…

2 ngày ago

Đấng từ trên cao đến

Kinh Thánh: Giăng 3:31-33 “Đấng từ trên cao đến là trên hết mọi loài. Kẻ…

3 ngày ago

Giới thiệu Chúa Jêsus là đủ

Kinh Thánh: Giăng 3:27-30 “Giăng trả lời rằng: Ví chẳng từ trên trời ban cho,…

5 ngày ago

Đi đâu để được thanh tẩy

Kinh Thánh: Giăng 3:22-26 “Kế đó, Đức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất…

6 ngày ago

Hội Thánh phổ thông là gì?

Hỏi: Lúc cử hành Thánh lễ Báp-têm, chúng tôi đã xác quyết niềm tin bằng…

6 ngày ago