Từ lời hứa đến sự hoàn thành
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức…
Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta…
Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong quá trình truyền bá Tin lành? Tại sao người Do Thái không bao giờ tin…

Cơ Đốc nhân có nên trang trí cây Giáng sinh trong nhà không?

Hỏi: Cơ Đốc nhân có nên trang trí cây Giáng sinh trong nhà không?

Đáp: Khi mùa Giáng sinh đến gần, những câu hỏi như thế này đôi khi nảy sinh. Giống như mọi thứ trong cuộc sống, điều quan trọng là tiếp cận những vấn đề này với sự hiểu biết Kinh Thánh. Không có gì sai với cây Giáng sinh truyền thống. Tuy nhiên, một số người đã dạy rằng việc ai đó có cây thông Noel trong nhà là sai.

Nhưng lý do của họ có hợp lệ không? Hãy xem hai lý do phổ biến nhất mà một số người phản đối việc có một cây thông Noel.

Trước nhất, một số phản đối dựa trên cơ sở cho rằng cây Giáng sinh có nguồn gốc ngoại giáo. Người ta tin rằng Boniface, nhà truyền giáo người Anh đến Đức vào thế kỷ thứ tám, đã dựng nên cây thông Noel đầu tiên. Ông ta được cho là đã thay thế những sinh tế cho cây sồi thiêng của thần Odin bằng một cây linh sam được trang trí để tưởng nhớ đến Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhưng một số lời kể khác cho rằng Martin Luther đã giới thiệu cây thông Noel được thắp sáng bằng nến. Dựa trên thông tin đó, chúng ta có thể nói rằng cây Giáng sinh có một ảnh hưởng Cơ Đốc đáng chú ý.

Tuy nhiên, ngay cả khi nền ngoại giáo được thiết lập rõ ràng, điều đó không nhất thiết có nghĩa là chúng ta không thể tận hưởng việc sử dụng cây thông Noel. Có lẽ phép loại suy sau đây sẽ giúp ích.
Trong Thế Chiến thứ hai, quân đội Mỹ đã sử dụng một số hòn đảo xa xôi ở Nam Thái Bình Dương làm bãi đáp tạm thời và kho tiếp liệu. Trước thời điểm đó, người dân bộ lạc bản địa chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến ​​công nghệ hiện đại. Những chiếc máy bay chở hàng rất lớn chở đầy hàng hóa vật chất sà xuống, và lần đầu tiên người dân sống ở đảo nhìn thấy dụng cụ bật lửa (là thứ mà họ cho là thần kỳ), xe jeep, tủ lạnh, ra-đi-ô, dụng cụ điện và nhiều loại thực phẩm.

Khi chiến tranh kết thúc, người dân trên đảo kết luận rằng những người đàn ông chở hàng là các vị thần. Vì vậy, họ bắt đầu xây những miếu thờ các vị thần chở hàng. Họ hy vọng các vị thần hàng hóa sẽ trở lại với nhiều hàng hóa hơn. Hầu hết mọi người thậm chí không biết về sự mê tín tín ngưỡng này. Tương tự như vậy, ít ai biết gì về việc thờ cúng cây cối. Khi một đứa trẻ lấy một món quà lớn từ dưới gốc cây thông Noel và mở quà thấy một chiếc máy bay chở hàng mô hình lớn, không ai coi món quà đó là thần tượng. Chúng ta cũng không xem cây thông Noel là một loại thần tặng quà. Chúng ta cần hiểu sự khác biệt rõ ràng giữa một món đồ chơi và một thần tượng như chúng ta hiểu sự khác biệt giữa một thần tượng và một cây thông Noel. Không có lý do chính đáng nào tạo ra bất kỳ mối liên hệ giữa cây Giáng sinh và thần tượng bằng gỗ hoặc việc thờ cúng cây cối. Những ai cứ nhất quyết lập ra những liên kết như vậy nên lưu ý đến những lời cảnh báo trong Kinh Thánh về việc xét đoán lẫn nhau trong những điều đáng ngờ (xem Rô-ma 14 & 1 Cô-rinh-tô 10:23-33).

Một phản đối phổ biến khác tuyên bố rằng cây Giáng sinh bị cấm trong Kinh Thánh. Giê-rê-mi chương 10 thường được sử dụng để ủng hộ quan điểm này. Nhưng xem xét phân đoạn Kinh Thánh nầy kỹ hơn sẽ cho chúng ta thấy rằng đoạn văn không liên quan gì đến cây Giáng sinh và mọi thứ chỉ liên quan đến việc thờ thần tượng.

Ở đây, tiên tri Giê-rê-mi nói về người thợ đẽo hình gỗ, “Người ta đốn cây trong rừng, tay thợ lấy búa mà đẽo” (câu 3b). Điều này được làm rõ trong bối cảnh ở những câu sau, cụ thể là câu 8: “Chúng nó hết thảy đều là u mê khờ dại. Sự dạy dỗ của hình tượng chỉ là gỗ mà thôi.” Ở phần sau của chương này, sự tương phản được rút ra giữa các thần giả không tạo ra trái đất và Đức Chúa Trời chân thật, Đấng Tạo Hóa (xem các câu 9-11). Câu 14 và 15 nói về những thần tượng vô giá trị và những hình tượng chỉ là đối tượng để chế nhạo.

Trong khi đó, lễ Giáng sinh đã ra đời rất lâu sau sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ—nhiều năm sau khi Kinh Thánh được viết ra—như một ngày để tổ chức kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa Giê-xu. Và phong tục trang trí cây thông Noel bắt nguồn từ sau này. Do đó, những câu Kinh Thánh trong Giê-rê-mi chương 10 không đề cập đến cây Giáng sinh, mà là sự thờ hình tượng. Việc thờ hình tượng rõ ràng là vi phạm Mười Điều Răn (tham chiếu Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3-6).

Nói tóm lại, không có mối liên hệ nào giữa việc thờ thần tượng và việc sử dụng cây Giáng sinh. Chúng ta không nên lo lắng về những lập luận vô căn cứ chống lại việc trang trí cây Giáng sinh. Thay vì thế, chúng ta nên tập trung vào Đấng Christ của lễ Giáng Sinh và hết sức chuyên tâm ghi nhớ lý do đích thực của lễ Giáng Sinh.

Phỏng dịch từ gty.org

Huỳnh Thiên Ý

Recent Posts

Từ lời hứa đến sự hoàn thành

Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…

12 giờ ago

Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…

2 ngày ago

Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?

HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…

2 ngày ago

Giới thiệu về Chúa Jêsus

Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…

3 ngày ago

Chúa Jêsus – Đấng chưa được nhận diện

Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…

4 ngày ago

Xưng nhận Jêsus là Chúa

Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…

5 ngày ago