Thánh Kinh Hè dành cho ấu nhi và thiếu nhi năm 2024
Nhận thấy việc học Lời Chúa của trẻ nhỏ là rất quan trọng nên vào tháng 6 hằng năm, Ban Hướng dẫn Ấu nhi và Thiếu nhi sẽ tổ chức…
Sẵn sàng đón Chúa Jêsus trở lại
Kinh Thánh: Lu-ca 12:35-40 "Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. Hãy làm như người chờ đợi chủ mình ở tiệc cưới về, để lúc…
Đấng duy nhất ban sự cứu rỗi
Chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học và công nghệ, nơi mà mọi thứ phát triển một cách chóng mặt. Những tiến bộ khoa học đem con…
Dưỡng Linh

Cơ Đốc nhân có được tổ chức và tham gia các hoạt động thể thao không?

HỏiKinh Thánh không đề cập đến các môn thể thao, thể dục thể hình. Vậy, tín hữu Tin Lành có được phép tổ chức và tham gia các hoạt động thể thao không?

Đáp: Các môn thể thao, thể dục thể hình đều có những ích lợi về sức khoẻ như là cải thiện huyết áp và tim mạch. Mặc dù Kinh Thánh không đề cập rõ ràng đến các môn thể thao, thể dục thể hình, nhưng điều đó không có nghĩa là tín hữu Tin Lành không được phép tổ chức và tham gia các hoạt động thể thao. Thật vậy, Kinh Thánh không những tập trung vào sự tăng trưởng thuộc linh, mà còn động viên chúng ta rèn luyện thân thể. Cách chúng ta chăm sóc thân thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tốt nhất và suy nghĩ tích cực nhất, là điều ảnh hưởng cách chúng ta sống mỗi ngày phục vụ Chúa và phục vụ lẫn nhau.

Kinh Thánh nói rõ rằng chúng ta phải làm vinh hiển Đức Chúa Trời với cả con người của chúng ta – thể xác, hồn và linh (tham chiếu I Cô-rinh-tô 6:20). Chăm sóc thân thể là phần việc phục vụ Chúa của Cơ Đốc nhân. Lối sống có trách nhiệm bao gồm việc tham gia vào các hoạt động thể thao, sử dụng thời gian nhàn rỗi có hiệu quả, và ăn uống lành mạnh là để làm vinh hiển Đức Chúa Trời.

(1) Giá trị thể dục thể hình đối với Cơ Đốc nhân.
Sứ đồ Phao-lô thường sử dụng những hình ảnh về thể dục thể hình và cuộc tranh tài thể thao để thảo luận về nếp sống đạo của Cơ Đốc nhân (tham chiếu I Cô-rinh-tô 9:24-27; I Ti-mô-thê 4:7-8). “…Nhưng phải luyện tập lòng tin kính. Thật vậy, sự luyện tập thân thể chỉ ích lợi chút đỉnh còn luyện tập lòng tin kính lại ích lợi mọi bề, vì có lời hứa cho cả đời này lẫn đời sau” (1 Ti-mô-thê 4:7b-8-TTHĐ). Từ liệu luyện tập trong tiếng Hy-lạp γυμνάζω, theo nghĩa rộng là rèn luyện, huấn luyện, tập tành. Từ liệu Hy-lạp nầy có gốc từ gym, như hiện nay được sử dụng. Cũng từ đây, chúng ta có những từ tiếng Anh như là gymnasium và gymnastics. Từ liệu γυμνάζω nầy có nghĩa là nỗ lực hết sức tập trung như một lực sĩ hoặc một vận động viên chuyên nghiệp, tuân giữ mọi kỷ luật đến mức tốt nhất. Như vậy, một vận động viên hay một lực sĩ muốn thành công đều nhận biết rằng mình không được để bất cứ điều gì làm lung lạc các tiêu chuẩn về thể lực được đặt ra cho chính mình. Trong thời của sứ đồ Phao-lô, người chiến thắng trong các trận đấu hoặc tranh tài thể thao sẽ nhận phần thưởng là một mão miện bằng cây nguyệt quế, và được khán giả tung hô. Vì vậy, Đức Chúa Trời muốn Cơ Đốc nhân chăm sóc sức khoẻ thân thể ở mức tốt nhất. Vì sao? Vì Đức Chúa Trời đã mua thân thể của chúng ta bằng chính Huyết là sự sống của Con Ngài, Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá (tham chiếu 1 Cô-rinh-tô 6:19-20; 7:23;1 Phi-e-rơ 1:18-19). Tập tành thân thể đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng đó không phải là mục đích cao cả nhất hay là ưu tiên hàng đầu, mà cần có sự quân bình.
Thật vậy, từ ánh sáng Lời Chúa trong 1 Ti-mô-thê 4:7b-8, sứ đồ Phao-lô kêu gọi Cơ Đốc nhân không những luyện tập thân thể mà còn tập tành sự tin kính. Những huấn luyện viên thể dục và những vận động viên khác phải tập luyện nhiều năm tháng để mài giũa những kỹ năng của mình. Tương tự, Cơ Đốc nhân phải nhận ra rằng sự tin kính và sự nên thánh không tiến triển ngày một ngày hai. Hơn nữa, tập luyện thân thể là điều tốt và có thể là cần thiết, nhưng chỉ phát triển một phần con người và kết quả của việc luyện tập nầy rất ngắn ngủi vì thân thể sẽ qua đi. Trong khi đó, tập tành sự tin kính và thiện đức sẽ đem lại sự phát triển toàn diện cả thân thể, tâm trí và tinh thần và kết quả của sự tập tành nầy liên quan đến cõi vĩnh hằng.

2) Mục đích của việc tổ chức và tham gia vào các hoạt động thể thao, thể dục thể hình
Người đời sử dụng những cuộc tranh tài hay cuộc thi đấu thể thao như công cụ cho danh dự quốc gia, hoặc cho vinh quang cá nhân. Thế nhưng, đối với người Cơ Đốc, có những ích lợi khi tổ chức và tham gia hoạt động thể thao.

– Trở nên quản gia trung tín thân thể Đức Chúa Trời ban cho: Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một thân thể như một tặng phẩm để sử dụng và tận hưởng suốt thời gian sống trên đất. Mặc dù thân thể nầy không kéo dài mãi mãi, nhưng với bất cứ điều gì Chúa giao phó cho chúng ta (chẳng hạn, tiền bạc, của cải, thì giờ…), chăm sóc tốt thân thể bằng những hoạt động thể thao là điều đáng chuộng. Thật vậy, tín hữu Tin Lành tôn cao Chúa khi chúng ta chăm sóc sức khoẻ thân thể qua việc luyện tập và ăn uống lành mạnh (xem 1 Cô 6:19-20).

– Phục vụ người khác: Chúa Jêsus cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi để chúng ta sốt sắng làm các việc lành (xem Tít 2:14). Chắc chắn, một người có thân thể cường tráng và khoẻ mạnh khiến cho người đó hành động tích cực vì lợi ích của người khác, như là chăm sóc trẻ em, khiêng vác những vật nặng cho người khác…vv…

– Nắm bắt cơ hội chia sẻ Phúc Âm: Luyện tập thân thể đều đặn khi tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền, đến phòng tập gym…vv… giúp tín hữu dễ dàng gặp gỡ những con người, thiết lập các mối quan hệ, và chia sẻ đức tin Cơ Đốc. Những cuộc đối thoại bất ngờ đó có thể xảy ra khi chúng ta chú tâm và mở lòng với những người xung quanh. Ngay cả những lúc chiến thắng cuộc tranh tài thể thao, chúng ta có thể chia sẻ chiến thắng đạt được chỉ đến từ Đức Chúa Trời. Cũng vậy, muốn thắng giải cuộc tranh tài, một người phải chuẩn bị sẵn sàng, thích ứng với môn thi đấu đó. Vì vậy, trong các cuộc đối thoại bất ngờ với đối thủ chưa tin Chúa, tín hữu “luôn sẵn sàng để trả lời những kẻ chất vấn về niềm hi vọng trong anh em, nhưng phải ôn tồn và trân trọng” (1 Phi 3-15b-TTHĐ).

– Nâng cao tinh thần hợp tác và yêu thương quên mình: Một số người nói rằng họ tham gia vào cuộc thi đấu thể thao chỉ nhằm mục đích giải trí cho vui và có ích cho việc luyện tập. Thế nhưng, trong các cuộc tranh tài thể thao, tinh thần tranh đua, cạnh tranh không thể tránh khỏi. Tinh thần ganh đua, cạnh tranh trái ngược hoàn toàn với Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Chính xác thịt muốn ganh đua, và tự tôn cao mình trên người khác. Vì vậy, tín hữu tham gia các hoạt động thể thao, thể dục thể hình phải tuân theo luật lệ Cơ Đốc. Luật tối thượng của đời sống Cơ Đốc là luật yêu thương, quên mình (Giăng 13:34). Chỉ khi luật yêu thương, quên mình được thực hiện trong bất kỳ hoạt động thể thao nào thì tín hữu mới nâng cao tinh thần đồng đội và hợp tác để xây dựng cộng đồng Cơ Đốc, một loại cộng đồng hiệp một trong tình yêu thương (tham chiếu Ê-phê-sô 4:1-16; 1 Cô-rinh-tô 12:12-26).

Nói tóm lại, tín hữu Tin Lành được phép tổ chức và tham gia vào các hoạt động thể thao, thể dục thể hình với mục đích cuối cùng là dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời.

Khuê Lan

Recent Posts

Thánh Kinh Hè dành cho ấu nhi và thiếu nhi năm 2024

Nhận thấy việc học Lời Chúa của trẻ nhỏ là rất quan trọng nên vào…

8 giờ ago

Sẵn sàng đón Chúa Jêsus trở lại

Kinh Thánh: Lu-ca 12:35-40 "Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp…

18 giờ ago

Đấng duy nhất ban sự cứu rỗi

Chúng ta đang sống trong thời đại của khoa học và công nghệ, nơi mà…

1 ngày ago

Đừng ngại ban cho rời rộng

Kinh Thánh: Lu-ca 12:32-34 "Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã…

2 ngày ago

Hướng lòng về đâu

Kinh Thánh: Lu-ca 12:29-31 "Vậy các ngươi đừng kiếm đồ ăn đồ uống, cũng đừng…

4 ngày ago

Sự chu cấp tuyệt vời

Kinh Thánh: Lu-ca 12:27-28 “Hãy xem hoa huệ mọc lên thể nào: Nó chẳng làm…

5 ngày ago