Hỏi: Ông nội của em bằng lòng tiếp nhận Chúa trong giờ phút cuối cuộc đời trên gường bệnh dưới sự hướng dẫn cầu nguyện của một Mục sư. Vậy, ông nội của em có được cứu mà chưa được làm báp-têm bằng nước không?
Đáp: Phép báp têm bằng nước chắc chắn là quan trọng và cần thiết đối với mọi tín hữu. Tuy nhiên, Kinh Thánh Tân Ước không dạy rằng phép báp têm là điều kiện cần thiết để được cứu. Sự cứu rỗi chỉ nhờ ân điển của Đức Chúa Trời thông qua đức tin (Rô-ma 3:22, 24-26, 28, 30; 4:5; Ga-la-ti 2:16; Ê-phê-sô 2:8-9; Phi-líp 3:9, v.v.).
Lời bác bỏ thuyết phục nhất về quan điểm cho rằng phép báp têm là cần thiết để được cứu rỗi là những người được cứu ngoài phép báp têm. Người đàn bà tội lỗi được tha thứ (Lu-ca 7:37-50), người bại liệt (Ma-thi-ơ 9:2), người thu thuế (Lu-ca 18:13-14), và tên trộm trên thập tự giá (Lu-ca 23:39-43) đều đã được tha thứ mà không đề cập đến phép báp-têm. Về vấn đề nầy, chúng ta cũng không thấy chỗ nào ghi lại việc các sứ đồ đã chịu phép báp têm, nhưng Chúa Giê-xu đã tuyên bố họ sạch tội bởi lời Ngài phán (Giăng 15:3) và lưu ý rằng Lời Chúa, chứ không phải phép báp têm, mới là thứ làm sạch họ).
Kinh Thánh cũng cho chúng ta ví dụ về những người được cứu trước khi chịu phép báp têm. Trong Công vụ 10:44-48, Cọt-nây và những người đi theo ông đã được cải đạo nhờ sứ điệp của Phi-e-rơ. Việc họ được cứu trước khi chịu báp-têm là điều hiển nhiên qua việc họ tiếp nhận Đức Thánh Linh (c. 44) và các ân tứ của Thánh Linh (c. 46) trước khi họ chịu báp-têm. Thật vậy, chính việc họ đã nhận được Đức Thánh Linh (và do đó được cứu) đã khiến Phi-e-rơ làm phép báp-têm cho họ (xem câu 47).
Nói cách khác, phép báp têm là bước quan trọng của sự vâng phục sau khi được cứu nhưng không thể là một yêu cầu để được cứu. Có một số câu dường như cho thấy phép báp têm là điều kiện cần thiết để được cứu., (chẳng hạn Công vụ 2:38; Mác 16:16..vv.. ). Tuy nhiên, vì Kinh Thánh cho chúng ta biết rõ ràng rằng sự cứu rỗi chỉ được nhận bởi đức tin (Giăng 3:16; Ê-phê-sô 2:8-9; Tít 3:5), nên trong phạm vi trả lời câu hỏi nầy, không thể thảo luận và giải thích các phân đoạn Kinh Thánh trên theo ngữ cảnh của nó.
Thật vậy, Kinh Thánh không mâu thuẫn với Kinh Thánh. Trong 1 Phi-e-rơ 3:21, Phi-e-rơ đã dạy rõ ràng rằng phép báp-têm không phải là một nghi lễ thanh tẩy thể xác, mà là lời cam kết về một lương tâm trong sạch đối với Đức Chúa Trời. Phép báp-têm là biểu tượng của những gì đã xảy ra trong tấm lòng và cuộc đời của một người đã tin cậy Đấng Christ là Cứu Chúa và Chủ cuộc đời mình (Rô-ma 6:3-5; Ga-la-ti 3:27; Cô-lô-se 2:12).
Nói tóm lại, phép báp-têm không giải thoát khỏi tội lỗi. Báp-têm không khiến một người được tái sinh. Tất cả những điều nầy chỉ xảy ra nhờ đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu trong thời điểm đầu tiên của đức tin cứu rỗi, sau đó mọi hành động vâng phục đều xác nhận đức tin, xác nhận sự tái sinh, xác nhận sự tha tội và xác nhận tư cách thành viên trong Đấng Christ.
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…
Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…
Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…
Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…