Từ lời hứa đến sự hoàn thành
Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình; nhìn Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, bèn nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức…
Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời
Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta…
Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?
HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong quá trình truyền bá Tin lành? Tại sao người Do Thái không bao giờ tin…

Kinh Thánh: Mác 14:61b-62

“Thầy cả thượng phẩm lại hỏi: Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không? Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta chính phải đó; các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự giữa đám mây trên trời mà đến.” (BTT)

Phiên tòa xét xử chuyển từ việc trình bày chứng cớ ngụy tạo (Mác 14:55-59) sang câu hỏi chất vấn quan trọng nhất về Chúa Jêsus: “Ngươi có phải là Con Đức Chúa Trời, Đấng được xức dầu để giải cứu và phán xét thế gian không?” Từ “Đấng Christ” trong tiếng Hy Lạp đồng nghĩa với từ “Đấng Mết-si-a” trong tiếng Do Thái; từ này thiên về danh xưng hơn là tên gọi, có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Trong Cựu Ước, có ba trường hợp được xức dầu như một dấu hiệu cho thấy họ nhận lãnh thẩm quyền từ Đức Chúa Trời: thứ nhất, đó là các vị vua đóng vai trò như mục sư hay người chăn dắt dân Y-sơ-ra-ên, được xức dầu để cai trị dân sự theo lời Chúa (Ê-xê-chi-ên 34:1-4); thứ hai, các thầy tế lễ hướng dẫn dân sự thờ phượng Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện và dâng của lễ; thứ ba, các nhà tiên tri nhắc nhở dân sự sống đúng theo giao ước với Đức Chúa Trời, thường là khi các vua cai trị cách bất kính (I Các Vua 19:16).

Tuy nhiên, các sách Cựu Ước cũng chỉ về ngày mà Đức Chúa Trời sẽ xức dầu cho một người rất đặc biệt, được mô tả là Con Đức Chúa Trời (Thi Thiên 2:7). Ngài sẽ làm trọn mọi vai trò của các vị vua (như Vua muôn vua); của các thầy tế lễ (với tư cách là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm vĩ đại của Đức Chúa Trời để dâng của lễ cuối cùng vì tội lỗi của cả thế gian (Hê-bơ-rơ 2:17); và của các tiên tri (Ngài không chỉ nói Lời Chúa, mà Ngài còn là Ngôi Lời trong thân thể con người (Giăng 1:1)… không chỉ mang mọi người trở lại giao ước cũ, mà còn thiết lập giao ước mới qua chính huyết Ngài (I Cô-rinh-tô 11:25).

Khi Chúa Jêsus thừa nhận thần tánh của mình, Chúa cũng nói trước việc Ngài sẽ là Quan Án trong ngày cuối cùng (Đa-ni-ên 7:13-14). Lẽ ra Thầy Cả Thượng phẩm phải sấp mình trước Chúa Jêsus, mời Ngài ngồi vào hàng ghế quan tòa. Nhưng “vị tể tướng” lại muốn làm quan án; thế nên Chúa Jêsus đã cảnh báo trước vai trò ấy sẽ bị đảo ngược hoàn toàn. Giống như các nhà lãnh đạo tôn giáo khác tuyên bố mình có thẩm quyền của Đức Chúa Trời, Thầy Cả Thượng phẩm đã không thừa nhận thẩm quyền tối thượng của Chúa Jêsus (Lu-ca 19:44). Thầy Cả Thượng Phẩm đã thất bại trong vai trò tư tế của quốc gia; vì sau đó ông đã mắc tội phạm thượng khi cáo buộc Chúa Jêsus mang tội tương tự (Xuất Ê-díp-tô ký 22:28).

Thẩm quyền tôn giáo, nếu không đến từ sự vâng phục Chúa Jêsus trọn vẹn thì giống như một loại thuốc gây ảo giác. Những người nắm quyền bị nhầm lẫn giữa sự xức dầu của Chúa với tham vọng cá nhân. Họ nghĩ mình được sử dụng thẩm quyền của Chúa cho mục đích cá nhân mà quên đi trách nhiệm vâng theo Lời Chúa và hạ mình phục vụ. Họ tự phân định đúng sai; tìm kiếm sự tôn trọng từ mọi người hơn việc được Chúa chấp thuận; họ hành quyền sai trật trên người khác để có được tiền bạc hay uy tín; ra vẻ to lớn nhưng không nhận ra mình nhỏ bé thảm hại như thế nào. Những người như thế nên xem lại bảy lời phán đáng buồn của Chúa Jêsus dành cho hàng giáo phẩm trong Ma-thi-ơ 23:23-33, kết thúc bằng câu: “Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được?” Đại diện cho Đức Chúa Trời là một trách nhiệm khó khăn; nếu cho rằng chúng ta tốt hơn bất kỳ tội nhân nào khác, hoặc chúng ta có thể đánh giá lại lời Kinh Thánh, thì chúng ta sẽ phải chịu xét đoán (Gia-cơ 3:1). Vì vậy, hãy ăn năn, ăn năn ngay hôm nay và cầu xin Chúa thương xót khi vẫn còn cơ hội (Khải huyền 3:1-3).

Lạy Chúa Toàn Năng, con cảm ơn Ngài vì Chúa Jêsus chính là Đấng Tể Trị. Con ăn năn khi đã lạm dụng đặc ân là tôi tớ Chúa để giành quyền kiểm soát người khác. Xin giúp con tôn cao danh Ngài bằng cách khiêm nhường bước đi với Ngài trong sự vâng phục và phục vụ người khác, đồng thời đại diện cho Chúa Jêsus trước bạn bè và những người con phục vụ và cầu nguyện cho họ quay về với Chúa. Nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ. Amen.

Chuyển ngữ: Ban Phiên dịch HTTL. Sài Gòn
Nguồn: Word@Work

Thu Hồng

Recent Posts

Từ lời hứa đến sự hoàn thành

Kinh Thánh: Giăng 1:35-39 "Ngày mai, Giăng lại ở đó với hai môn đồ mình;…

11 giờ ago

Một phần trong kế hoạch tổng thể của Đức Chúa Trời

Kinh Thánh: Giăng 1:30-34 "Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người…

1 ngày ago

Chúa Giê-xu có che giấu thân phận của mình không?

HỎI: Tại sao Chúa Giê-xu lại che giấu thân phận Đấng Messiah của mình trong…

2 ngày ago

Giới thiệu về Chúa Jêsus

Kinh Thánh: Giăng 1:29 "Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình,…

2 ngày ago

Chúa Jêsus – Đấng chưa được nhận diện

Kinh Thánh: Giăng 1:24-28 "Những kẻ chịu sai đến cùng Giăng đều là người Pha-ri-si.…

3 ngày ago

Xưng nhận Jêsus là Chúa

Kinh Thánh: Giăng 1:19-23 "Nầy là lời chứng của Giăng, khi dân Giu-đa sai mấy…

4 ngày ago