Đòi hỏi công bằng cách ích kỷ
Kinh Thánh: Lu-ca 12:13-15 "Bấy giờ, một người giữa dân chúng thưa rằng: Thưa thầy, xin biểu anh tôi chia gia tài cho tôi. Nhưng Đức Chúa Jêsus đáp rằng:…
Đấng duy nhất ban cho sự cứu rỗi
“Có chi bôi sạch lòng ô nhơ? Có chi che đậy bao tội tình? Đánh tan ma quyền ngự trong tôi và tẩy thanh tôi? Có ai mua được tự…
Chuẩn bị cho điều xấu nhất
Kinh Thánh: Lu-ca 12:11-12 "Khi người ta đem các ngươi đến nhà hội, trước mặt quan án và quan cai trị, thì chớ lo về nói cách nào để binh…
Dưỡng Linh

Cầu xin sự cứu giúp của Chúa

Kinh Thánh: Mác 1:40-42

“Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được. Đức Chúa Jêsus động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi. Liền khi đó, phung lặn mất, người trở nên sạch.” (BTT)

Có lẽ hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng Chúa có thể làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó lại không bao giờ cầu xin Ngài. Có thể họ thấy nhu cầu của mình không liên quan đến Chúa hoặc Ngài ở xa và do đó không thể đến gần được. Rất ít người tin rằng họ có thể khẩn nguyện hay cầu xin Chúa Jêsus giải quyết những nan đề của họ. Chỉ đơn giản là vì họ không tin rằng Ngài sẽ sẵn lòng giúp đỡ họ. Nhưng người phung trong câu chuyện này không hề e ngại như vậy. Thay vì đứng từ xa mà kêu lên rằng “ô uế, ô uế!” để cho người khác khỏi đến gần và bị lây nhiễm, người đàn ông đã vội chạy đến với Chúa Jêsus, quỳ xuống trước mặt Ngài trong sự kính sợ và vâng phục. Một người bị xã hội ruồng bỏ, bị cấm vào đền thờ và nhà hội, bị bạn bè và gia đình xa lánh, không còn hy vọng được chữa lành. Ông đã vượt qua rào cản của tôn giáo và xã hội để chạy đến với Chúa Jêsus.

Người phung này không nghi ngờ gì về quyền năng chữa lành của Chúa Jêsus nhưng lại tự hỏi rằng liệu Chúa có muốn chữa cho ông không. Các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người được cho là đại diện của Đức Chúa Trời, không muốn bận tâm đến ông. Có lẽ bởi vì nan đề của ông làm phiền đến Chúa Jêsus. Vì vậy, ông đã cầu xin Chúa Jêsus đáp ứng cho ông khác với cách mà các thầy tế lễ và các vị lãnh đạo tôn giáo đã làm. Câu Kinh Thánh tiếp theo đặt ra một sự khó khăn cho việc chuyển ngữ. Hầu hết các bản dịch sau này của sách phúc âm Mác đều sử dụng tiếng Hy Lạp để diễn đạt câu “Đức Chúa Jêsus động lòng thương xót”, nhưng các bản đầu tiên dịch là “Chúa Jêsus phẫn nộ” hay “… tức giận”. Ý chính của câu này là Chúa Jêsus đã bày tỏ phản ứng biểu lộ cảm xúc của Ngài trước lời thỉnh cầu. Đó là lòng thương xót hay sự tức giận, và nếu là tức giận thì nguyên nhân của sự tức giận đó đến từ đâu?

Điều đáng chú ý là từ liệu “tức giận/phẫn nộ” được sử dụng trong Mác 1:34 cũng như trong Giăng 11:33,38 để diễn tả sự xúc động của Chúa Jêsus khi đứng trước mộ của La-xa-rơ. Sự tức giận chính đáng là không có gì sai: đó là biểu hiện cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời (Thi thiên 95:11). Có nhiều điều khiến Chúa Jêsus động lòng trước lời khẩn cầu của người phung: căn bệnh nan y này thực sự là một điều xúc phạm đối với Đấng đã dựng nên sự hoàn hảo; thái độ của những người đại diện cho Đức Chúa Trời ở đây là điều xúc phạm đến Đức Chúa Jêsus; việc tự cho rằng có thể Chúa Jêsus không quan tâm đến người bị phung cũng là một sự xúc phạm đến Con Người, Đấng đã đến để tìm và cứu những kẻ bị hư mất (Lu-ca 19:10). Đây là một bằng chứng khác về công việc của Sa-tan đối với những người đang ở trong tận cùng của tuyệt vọng, đã dẫn đến hành động của Đấng Tạo Hóa để hủy phá công việc của ma quỷ (1 Giăng 3:8). Ngay lúc đó, Chúa Jêsus đã rờ đến người bị phung, tuyên bố sự chữa lành của Ngài và sau đó da của người phung được trở lại bình thường.

Đức Chúa Trời sẵn sàng làm cho kẻ bị xã hội ruồng bỏ trở nên thanh sạch và kẻ ăn năn sẽ không bao giờ bị bỏ rơi. Thật vậy, chính sự bất lực của chúng ta đã lay động lòng thương xót của Ngài. Mặc cho thế gian có chê cười, hãy kêu cầu sự cứu giúp của Chúa trong sự yếu đuối của mình vì đó chính là điều mà Ngài mong đợi trước khi ban thêm sức cho chúng ta. Đó là lý do tại sao những kẻ tuyệt vọng lại nhận được nhiều ơn phước của Chúa hơn: họ biết họ không còn nơi nào khác để đi. Chủ nghĩa tự mãn vốn đã ăn sâu vào văn hóa phương Tây, cho rằng sự cứu rỗi nằm trong tay của chính mình.

Trong kinh doanh, giải pháp tuyệt vời cho một vấn đề gần như đều bị xem là nhạt nhẽo, thiếu sự quyết đoán hay tư duy sáng tạo. Cầu xin sự cứu giúp của Chúa sẽ bị cho là yếu đuối đáng khinh. Nhưng rồi cũng đến lúc người ta sẽ thấy hành động đầy quyền năng của Chúa Jêsus đối với kẻ yếu đuối chân thật như thế nào; và lời chứng của chúng ta về lòng thương xót của Đức Chúa Trời sẽ khích lệ người khác làm điều tương tự.

Lạy Chúa là Đức Chúa Trời quyền năng. Cảm ơn Chúa đã phá tan những ranh giới sai trật ngăn cách giữa con và lòng thương xót của Ngài. Xin Chúa tha thứ vì con đã để những điều không xứng đáng cản trở con tìm kiếm sự công bình của Ngài. Xin Chúa giúp con đắc thắng tính tự mãn, xưng nhận sự yếu đuối và những nhu cầu của mình hầu cho con sẽ nhận được sự cứu giúp từ nơi Chúa ngay hôm nay. Trong danh Chúa Jêsus. Amen.

Chuyển ngữ: Ban Phiên dịch HTTL. Sài Gòn
Nguồn: Word@Work

Thu Hồng

Recent Posts

Đòi hỏi công bằng cách ích kỷ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:13-15 "Bấy giờ, một người giữa dân chúng thưa rằng: Thưa thầy,…

8 giờ ago

Đấng duy nhất ban cho sự cứu rỗi

“Có chi bôi sạch lòng ô nhơ? Có chi che đậy bao tội tình? Đánh…

23 giờ ago

Chuẩn bị cho điều xấu nhất

Kinh Thánh: Lu-ca 12:11-12 "Khi người ta đem các ngươi đến nhà hội, trước mặt…

1 ngày ago

Tội không thể dung thứ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:10 "Ai nói nghịch cùng Con người, thì sẽ được tha; song…

3 ngày ago

Đừng xấu hổ

Kinh Thánh: Lu-ca 12:8-9 "Ta nói cùng các ngươi, ai sẽ xưng ta trước mặt…

4 ngày ago

Đừng sợ chi

Kinh Thánh: Lu-ca 12:4-7 "Ta nói cùng các ngươi, là bạn hữu ta: Đừng sợ…

5 ngày ago